
Viên nén bao phim Topiramat - Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh
Thông tin dành cho chuyên gia
Topiramat là một loại thuốc chống co giật được sử dụng để kiểm soát bệnh động kinh và dùng trong dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu. |
Nguồn gốc: Topiramat là một loại thuốc chống động kinh được sử dụng để kiểm soát các cơn co giật và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Ban đầu topiramat được FDA chấp thuận vào năm 1996. Năm 2004, topiramat đã được phê duyệt để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu ở người lớn. Đến năm 2012, công thức của dạng phóng thích kéo dài ra đời. Công thức này là sự kết hợp của topiramat với phentermin sử dụng để kiểm soát cân nặng mãn tính ở người lớn. Đặc điểm phân biệt topiramat với các loại thuốc chống động kinh khác là cấu trúc hóa học monosaccharid có chứa sulfamat và 40% khối lượng của nó chiếm bởi oxy. Điều thú vị là topiramat được phát hiện một cách tình cờ khi các nhà khoa học đang cố gắng bào chế một loại thuốc trị đái tháo đường mới.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Topiramat
Tên biệt dược thường gặp: Progessy, Topamax, Tormita, Suntopirol
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Các loại hàm lượng: Topiramat 25 mg, Topiramat 50 mg, Topiramat 100 mg
3. Chỉ định
Động kinh: Topiramat được chỉ định điều trị đơn độc ở những bệnh nhân mới được chấn đoán hoặc ở những bệnh nhân động kinh cần chuyển sang điều trị đơn độc. Topiramat được chỉ định điều trị đơn độc hoặc điều trị hỗ trợ cho người lớn hoặc trẻ em trên 4 tuổi trong các trường hợp:
- Cơn động kình khởi phát cục bộ có kèm hoặc không kèm theo cơn động kinh toàn thể có co cứng - giật rung.
- Cơn động kinh có kèm theo hội chứng Lennox - Gastaut
Đau nửa đầu: Topiramat được chỉ định trong phòng ngừa đau đầu migrain ở người lớn. Lợi ích của thuốc trong điều trị đau đầu migrain chưa được nghiên cứu.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Thuốc chống động kinh
Topiramat là một chất chống động kinh monosaccharid được thay thế gốc sulfamat. Có 3 đặc tính quan trọng của topiramat được phát hiện góp phần vào hiệu quả chống động kinh của topiramat: Topiramat làm tăng tần suất mà tại đó các thụ thể GABA-A được hoạt hóa bởi g-aminobutyrat (GABA) và làm tăng khả năng của GABA-A, để tạo ra luồng ion chlorid đến các neuron, cho thấy topiramat làm tăng hoạt tính của các chất trung gian thần kinh ức chế. Topiramat làm tăng đáng kể hoạt động của GABA đối với một số loại thụ thể GABA-A. Topiramat làm mắt khả năng của kanaite gây hoạt hóa kanaite/AMPA đối với nhóm dưới của thụ thể glutamat nhưng không có hoạt tính rõ ràng trên N-methyl-D-asparat (NMDA) đối với nhóm dưới của thụ thể NMDA. Topiramat ức chế một vài isoenzym của anhydrase carbonic, tác dụng này yếu hơn nhiều so với tác dụng của acetazolamid và không được cho là cơ chế chính của hoạt tính chống động kinh của topiramat.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Topiramat hấp thu nhanh. Sau khi uống liều 100 mg topiramat, người khỏe mạnh có nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương (Cmax) là 1,5 mg/ml đạt được trong vòng 2 đến 3 giờ (Tmax). Dựa vào chất đánh dấu 14C-Topiramat phát hiện được trong nước tiểu, thấy lượng hấp thu trung bình của liều Topiramat 100 mg thấp nhất vào khoảng 81%. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
Phân bố
Khoảng 13-17% topiramat gắn kết với protein huyết tương, trong đó có một lượng nhỏ topiramat gắn vào hồng cầu và có néng độ bão hòa trong huyết tương vào khoảng 4 mcg/ml. Thể tích phân bố tỉ lệ nghịch với liều dùng. Thể tích phân bố vào khoảng 0,08-0,55 l/kg khi dùng liều đơn từ 100-200 mg.
Chuyển hóa
Ở người khỏe mạnh, Topiramat được chuyển hóa với lượng nhỏ khoảng 20%. Topiramat được chuyển hóa đến 50% ở những bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc chống động kinh với các thuốc có tác dụng gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc.
Thải trừ
Topiramat chủ yếu thải trừ dưới dạng không biến đổi và các chất chuyến hóa qua thận (trên 81% của liều dùng). Độ thanh thải huyết tương khoảng 20-30 mI/phút.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Người lớn
Đơn trị liệu trong động kinh:
- Nên khởi đầu bằng liều 25 mg dùng mỗi buổi tối trong một tuần, sau đó mỗi 1 hoặc 2 tuần tăng liều đến 25 – 50 mg/ngày chia làm 2 lần.
- Liều và tốc độ điều chỉnh dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
- Liều đầu tiên được khuyến cáo trong đơn trị liệu với topiramat là 100 – 200 mg/ngày và liều tối đa hàng ngày được khuyến cáo là 500 mg.
- Một số bệnh động kinh thể khó chữa dung nạp với topiramat liều 1000 mg/ngày.
- Các khuyến cáo này áp dụng cho cả người cao tuổi và trẻ em không mắc các bệnh về thận.
Điều trị hỗ trợ động kinh:
- Nên khởi đầu với liều 25 – 50 mg dùng mỗi buổi tối trong tuần đầu tiên.
- Sau đó hàng tuần hoặc cách 2 tuần nên tăng liều lên 25 – 50 mg/ngày, chia làm 2 lần. Việc điều chỉnh liều dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
- Liều dùng thông thường 200 – 400 mg/ngày, chia làm 2 lần. Có thể dùng được liều cao đến 600 mg/ngày.
Đau nửa đầu:
- Nên khởi đầu với liều 25 mg dùng mỗi buổi tối trong vòng 1 tuần.
- Tăng liều 25 mg/ngày sau mỗi tuần. Nếu bệnh nhân không dung nạp thì nên kéo dài khoảng cách giữa các lần tăng liều.
- Một số bệnh nhân có đáp ứng với tổng liều hàng ngày là 50 mg/ngày.
- Một số bệnh nhân phải dùng liều lên tới 200 mg/ngày, tuy nhiên cần thận trọng vì có thể tăng tác dụng không mong muốn.
Trẻ em
Đơn trị liệu trong động kinh:
- Trẻ em ≥ 2 tuổi nên bắt đầu với liều 1 – 3 mg/kg vào mỗi buổi tối trong 1 tuần đầu.
- Tăng liều vào 1 hoặc 2 tuần sau đó, khoảng 1 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Liều và tốc độ điều chỉnh dựa trên đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể tăng liều ít hơn hoặc kéo dài thời gian tăng liều nếu bệnh nhân không dung nạp.
- Liều đầu tiên được khuyến cáo trong đơn trị liệu với topiramat là 3 – 6 mg/kg/ngày.
- Trẻ em mới được chẩn đoán bị cơn co giật khởi phát cục bộ dùng liều lên đến 500 mg/ngày.
Điều trị hỗ trợ động kinh:
- Trẻ em ≥ 2 tuổi, liều tổng cộng dùng hàng ngày được khuyến cáo khoảng 5 – 9 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Chuẩn liều nên khởi đầu bằng liều 25 mg (hoặc thấp hơn, dựa trên giới hạn liều từ 1 – 3 mg/kg/ngày), uống vào mỗi buổi tối trong tuần đầu tiên.
- Để có đáp ứng lâm sàng tối ưu, nên tăng liều sau đó 1 – 2 tuần trong giới hạn khoảng 1 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Liều dùng hàng ngày lên đến 30 mg/kg/ngày đã được nghiên cứu và được dung nạp tốt.
Đau nửa đầu: Không chỉ định cho trẻ em vì chưa đủ tài liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.
5.2. Chống chỉ định
- Quá mẫn với topiramat hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Sử dụng rượu trong vòng 6 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc.
- Sử dụng đồng thời với metformin.
- Dự phòng đau nửa đầu trong thai kỳ và phụ nữ có khả năng sinh đẻ nếu không sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả cao.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Bệnh nhân suy thận, bị sỏi thận
- Bệnh nhân có suy giảm chức năng gan
- Bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn | x | |||||
Nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu, tăng cảm giác thèm ăn | x | ||||||
Nhiễm toan tăng clo huyết, tăng natri huyết, bệnh não tăng natri huyết | x | ||||||
Hệ miễn dịch | Quá mẫn | x | |||||
Dị ứng phù nề | x | ||||||
Hệ thần kinh | Dị cảm, buồn ngủ, chóng mặt | x | |||||
Rối loạn chú ý, suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, suy giảm tâm thần, suy giảm kỹ năng vận động tâm lý, co giật, phối hợp bất thường, run, hôn mê, giảm cảm giác, rung giật nhãn cầu, rối loạn trương lực, rối loạn thăng bằng, run có chủ định, an thần | x | ||||||
Tình trạng ngừng thở, rối loạn sinh lý giấc ngủ, tăng cảm, rối loạn vận động, không phản ứng với kích thích | x | ||||||
Tâm thần | Trầm cảm | x | |||||
Lo lắng, mất phương hướng, hung hăng, kích động, chán nản | x | ||||||
Ý định tự sát, ảo giác, ảnh hưởng ham muốn tình dục | x | ||||||
Rối loạn hưng cảm, hoảng sợ, tuyệt vọng | x | ||||||
Mắt | Nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn thị giác | x | |||||
Giảm thị lực, khô mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, giãn tròng đen, cận thị, viễn thị | x | ||||||
Mù một bên, mù thoáng qua, bệnh tăng nhãn áp, bệnh u xơ lồi mắt, phù mi mắt, quáng gà | x | ||||||
Glaucom góc đóng, rối loạn chuyển động mắt, phù kết mạc, viêm màng bồ đào | x | ||||||
Tai | Ù tai, đau tai | x | |||||
Điếc, khó chịu ở tai | x | ||||||
Tim | Nhịp tim chậm, đánh trống ngực | x | |||||
Mạch máu | Hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, đỏ bừng mặy | x | |||||
Hiện tượng Raynaud | x | ||||||
Hệ thống bạch huyết và máu | Thiếu máu | x | |||||
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan | x | ||||||
Giảm bạch cầu trung tính | x | ||||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Khó thở, chảy máu cam, nghẹt mũi, ho | x | |||||
Khó thở khi gắng sức, tăng tiết xoang cạnh mũi | x | ||||||
Hệ tiêu hóa | Buồn nôn, tiêu chảy | x | |||||
Nôn mửa, táo bón, đau bụng trên, khó tiêu, khô miệng, khó chịu ở dạ dày, dị cảm miệng, viêm dạ dày | x | ||||||
Viêm tụy, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng dưới, giảm cảm giác miệng, chảy máu lợi, căng tức bụng, khó chịu vùng thượng vị, tiết nước bọt nhiều, hơi thở có mùi | x | ||||||
Gan mật | Viêm gan, suy gan | x | |||||
Da và mô dưới da | Rụng tóc, phát ban, ngứa | x | |||||
giảm cảm giác da, mày đay, ban đỏ, ngứa toàn thân, phát ban điểm vàng, đổi màu da, viêm da dị ứng, sưng mặt | x | ||||||
Hội chứng Stevens-Johnson, phù quanh hốc mắt , mày đay khu trú | x | ||||||
Hoại tử thượng bì nhiễm độc | x | ||||||
Cơ xương và mô liên kết | Đau khớp, co thắt cơm đau cơ, co giật cơ | x | |||||
Sưng khớp, cứng cơ xương, đau mạn sườn, mỏi cơ | x | ||||||
Đau chân tay | x | ||||||
Sinh sản | Rối loạn cương dương | x | |||||
Thận và tiết niệu | Sỏi thận, tiểu ra máu, tiểu buốt, hội chứng thận hư | x | |||||
Tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, tiểu gấp, đau quặn thận | x | ||||||
Nhiễm toan niệu quản, ống thận | x |
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Topiramat có thế tổn hại đến thai nhi khi sử dụng trên phụ nữ mang thai, thai nhi phơi nhiễm với topiramat sẽ gia tăng nguy cơ gây quái thai (khiếm khuyết sọ mặt: hở môi/ vòm miệng, tật lỗ tiểu thấp và sự bất thường bao gồm các phần khác nhau trên hệ thống cơ thể). Sử dụng đơn trị liệu cho thấy tần suất cao hơn về tỷ lệ sinh nhẹ cân. Việc phối hợp các thuốc chống động kinh có thể làm gia tăng ảnh hưởng. Phải xem xét các lợi ích và nguy cơ trên thai nhi và các biện pháp thay thế khác khi cân nhắc dùng Topiramat cho phụ nữ mang thai. Nếu sử dụng thuốc này trong thời gian mang thai hoặc sẽ mang thai, bệnh nhân phải được biết nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Cho con bú
Topiramat bài tiết vào sữa mẹ, nên cần quyết định là ngừng dùng thuốc hay ngừng cho con bú, chú ý tầm quan trọng của thuốc trên người mẹ.
5.6. Tương tác thuốc
- Dùng chung topiramat với carbamazepin làm giảm nồng độ topiramat, với phenytoin có thể làm tăng nồng độ phenytoin và giảm nồng độ topiramat trong huyết tương. Cần điều chỉnh liều topiramat khi ngừng dùng hoặc kết hợp với phenytoin/carbamazepin.
- Nồng độ digoxin trong huyết tương giảm 12% khi dùng chung với topiramat.
- Không dùng chung topiramat với rượu hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương khác.
- Khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai đường uống và tăng nguy cơ xuất huyết khi kết hợp giữa thuốc ngừa thai và topiramat.
- Nồng độ metformin trong huyết tương có thể tăng và giảm độ thanh thải topiramat khi sử dụng chung.
- Hydrochlorothiazid dùng chung với topiramat làm tăng nồng độ topiramat trong huyết tương nên cần điều chỉnh liều topiramat khi phối hợp thêm với hydrochlorothiazid. Theo dõi mức độ giảm kali huyết.
- Dùng chung topiramat với các thuốc gây sỏi thận làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Có hiện tượng tăng amoniac máu khi dùng chung topiramat với valproic acid, có thể kèm hoặc không kèm theo bệnh não.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Co giật, buồn ngủ, rối loạn ngôn ngữ, nhìn mờ, nhìn đôi, sa sút tinh thần, ngủ lịm, phối hợp bất thường, ngớ ngẩn, hạ huyết áp, đau bụng, kích động, choáng váng và trầm cảm. Quá liều có thê gây nhiễm acid chuyển hóa nặng. Hầu hết tiến triển lâm sàng không trầm trọng
Xử trí
Quá liều cấp, nếu bệnh nhân vừa mới uống vào, nên làm rỗng dạ dày bằng cách rửa dạ dày hoặc gây nôn và các biện pháp hỗ trợ tích cực. Lọc máu là phương pháp loại bỏ topiramat một cách hiệu quà. Bệnh nhân nên được bù nước đầy đủ.
Viết bình luận