Sức khỏe đời sống

CƠN ĐAU QUẶN THẬN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

CƠN ĐAU QUẶN THẬN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận là cơn đau cấp tính xuất hiện ở vùng hố thắt lưng, đau lan đến vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, đau lan xuống cả vùng bẹn và vùng sinh dục ngoài. Cơn đau này diễn ra rất dữ dội và không có một tư thế nào giúp giảm bớt cơn đau.

2. Triệu chứng thường gặp

2.1. Những dấu hiệu và triệu chứng

Cơn đau quặn thận có những dấu hiệu, triệu chứng rất rõ ràng, cụ thể như:

  • Mặt tái nhợt, da dẻ xanh xao;
  • Buồn nôn, ói mửa, bụng trướng lên rất khó chịu;
  • Buồn tiểu thường xuyên;
  • Cơn đau kéo dài từ 20 đến 60 phút, thậm chí vài giờ đồng hồ;
  • Nước tiểu có máu, tiểu đau buốt;
  • Sốt cao trên 38,5 độ C, thậm chí không đi tiểu được.

Ở một số bệnh nhân còn có những dấu hiệu, triệu chứng khác nữa nhưng do ít phổ biến nên không được đề cập.

2.2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau quặn thận, phổ biến nhất vẫn là các nguyên nhân sau:

  • Sỏi tiết niệu, huyết tụ khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản gây tắc nghẽn cấp tính đường tiểu, tình trạng ứ nước trong thận xảy ra đến một lúc nào đó gây căng trướng đài bể thận đột ngột, gây ra cơn đau quặn thận.
  • Sỏi niệu quản: gây nhiều tổn thương niệu quản, dẫn đến tiểu tiện có máu.
  • Xuất huyết đài bể thận: máu tụ trong bể thận dẫn đến tắc niệu quản.
  • Viêm chít hẹp quanh niệu quản.
  • U bàng quang, u niệu quản, sỏi đài bể thận.

cơn đau quặn thận

4. Nguy cơ mắc phải

Cơn đau quặn thận có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào, tuy nhiên tỉ lệ nam giới từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh này khá cao.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cơn đau quặn thận, bao gồm:

  • Người bệnh đái tháo đường, chức năng thận suy giảm rõ rệt.
  • Người mắc các bệnh khối u, viêm nhiễm, sỏi về đường tiết niệu.
  • Người suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên.
  • Độ tuổi: càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

5.1. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán

Đầu tiên các bác sĩ điều tra bệnh sử và tiến hành khám tổng quát.

Tiếp đến, bệnh nhân được tiến hành thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu để điều tra các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là nồng độ canxi, khoáng chất trong nước tiểu có cao hay không. Nếu cao thì khả năng mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu cao. Ngoài ra, các bệnh nhân còn chụp X-quang, CT, siêu âm để biết hiện trạng thận.

Sau khi đã có được các kết quả rõ ràng về bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chuẩn xác nhất, giải pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

5.2. Phương pháp điều trị

Điều trị cơn đau sỏi thận chủ yếu là giảm đau và xử lý điểm tắc nghẽn trong đường tiết niệu bị tắc nghẽn (có thể do sỏi thận, hoặc do cục máu đông, hoặc mủ vì nhiễm trùng). Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Có thể tiêm bắp, truyền tĩnh mạch hoặc đặt hậu môn.
  • Thuốc chống co thắt, giãn cơ.
  • Nếu không hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng morphin tiêm tĩnh mạch để giảm cơn đau.
  • Trong trường hợp, bệnh nhân có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sốt hoặc bạch cầu niệu… bác sĩ sẽ điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh
  • Trong trường hợp đau do sỏi thận, nếu sỏi thận kích thước nhỏ và có thể sử dụng thêm thuốc lợi tiểu để có thể bài tiết sỏi qua đường tiết niệu thông thường
  • Trong trường hợp không giải quyết sỏi tắc nghẽn bằng nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. 

6. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp phòng ngừa bệnh 

  • Uống nhiều nước, đặc biệt trong lúc cơ thể đổ mồ hôi nhiều do vận động hay do thời tiết oi bức.
  • Uống thuốc đúng liều, tuyệt đối không bỏ thuốc hay tự ý mua thuốc uống mà không nằm trong chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh để giảm bớt các nguy cơ gây bệnh cho thận.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Bỏ uống rượu, bia, các chất kích thích, thức ăn/uống chứa nhiều muối, đường vì chúng gây hại nghiêm trọng cho thận.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

Đang xem: CƠN ĐAU QUẶN THẬN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng