Sức khỏe đời sống

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

TUỔI NÀO ĐƯỢC XẾP VÀO NGƯỜI CAO TUỔI

Hiện nay, người cao tuổi thuộc về một phân đoạn tăng lên nhanh nhất trong dân số thế giới. Năm 2008 số người trên thế giới có tuổi 65 vào khoảng 506 triệu người dự đoán đến năm 2040 sẽ tăng lên 1,3 tỷ. Ở Hoa Kỳ, năm 2008 người ta tính có 38,9 triệu người tuổi 65, chiếm 12,8% toàn dân số. Trong phân đoạn dân số này, có 5,7 triệu người tuổi 85 (được gọi là những người “tuổi rất cao”) con số này đang gia tăng. Đa số các nước phát triển châu Âu công nhận tuổi sinh lý 60 - 65 có thể được xếp vào nhóm người cao tuổi.

TÌNH HÌNH ĐAU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Có thể chia đau thành hai loại: đau cấp tính và đau mạn tính. Đau cấp tính đau mới xuất hiện, cường độ mạnh, bao gồm: đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thương, đau do bỏng, đau trong sản khoa... Đau mạn tính là chứng đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Tỷ lệ đau mạn tính người cao tuổi trong các nghiên cứu gần đây là 13 - 53%, trong đó 2/3 số người cao tuổi này có mức độ đau từ trung bình đến nặng.

Đau mạn tính ở người cao tuổi có thể định nghĩa là “một cảm giác khó chịu hoặc một trải nghiệm về cảm xúc kết hợp với một tổn thương   thực được tả thành lời  thời gian bị đau ≥ 3 tháng”. Hậu quả của tình trạng đau này là các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị suy yếu cùng với đi lại khó khăn, trầm cảm và căng thẳng về kinh tế do lo lắng cho sức khỏe.

Đau cũng có thể liên quan với các biến chứng kết hợp với mất phản xạ có điều kiện, dáng đi bất thường, các tai nạn và suy giảm nhận thức. Tỷ lệ đau dai dẳng tăng theo tuổi. Nguyên nhân  gây  đau  mạn  tính ở người cao tuổi thường do thoái hóa khớp, đau lưng, đau do loãng xương, đau do bệnh lý thần kinh, đau do ung thư… Đa số người cao tuổi không được điều trị đau đầy đủ. Trong số này: 21% thuộc nhóm tuổi 65 – 74, 26% thuộc nhóm tuổi 75 – 84 và 30% thuộc nhóm tuổi ≥ 84 không được điều trị giảm đau đầy đủ.

Do những thay đổi cơ chế đau liên  quan đến tuổi như giảm số lượng và chức năng các thụ thể đau ở da  nên người cao tuổi nhận thức đau  chậm trễ hơn so với người trẻ sự thích nghi với các kích thích đau cũng giảm hơn so với người trẻ. Đau ở người cao tuổi có xu hướng  ít thay đổi, cường độ đau từ trung bình đến nặng, kéo dài nhiều năm tháng, đau tại nhiều chỗ do nhiều  yếu tố tác động. Triệu chứng đau ở người cao tuổi có thể không điển hình, không rõ ràng và phản ứng của họ với đau cũng chậm chạp. Bản thân nhiều người cao tuổi có quan niệm “đau nhức là điều bình  thường ở người cao tuổi” làm cho  họ có tâm lý chịu đựng. Việc phát hiện xử trí đau mạn tính người cao tuổi do đó không được thỏa đáng, dẫn đến những hậu quả xấu như: giảm chất lượng cuộc sống, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, lạm dụng thuốc, suy dinh dưỡng, thậm chí tăng nguy cơ tàn phế… Theo một nghiên cứu, 66% người cao tuổi nằm nhà dưỡng lão bị đau mạn tính khoảng một nửa trong  số đó (34%) không được các y bác sĩ chăm sóc phát hiện.

Một thống kê của nước Anh cho biết chi phí điều trị đau lưng hàng năm xấp xỉ 12,3 tỉ đô la. Do đó, việc sử dụng thuốc giảm đau hợp  không chỉ giúp điều trị bệnh lý, cải  thiện chất lượng cuộc sống mà còn  góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

ĐÁNH GIÁ ĐAU THĂM KHÁM THỰC THỂ

Điều trị đau bắt đầu bằng tìm nguyên nhân dẫn tới đau là từ đâu và làm sao để có thể chấm dứt nó, những phương án xử trí nào là tốt nhất cho một người cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá này ít khi đơn giản đặc biệt ở người cao tuổi đau người cao tuổi thường phức tạp chịu ảnh hưởng  bởi nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, việc thăm khám đau cho người quá cao tuổi hay có vấn đề về nhận thức cũng không kém phần phức tạp. Ngoài ra có những vấn đề khác như trầm cảm, tình trạng tâm lý, thiếu cộng tác, sức khỏe kém và trí nhớ kém ảnh hưởng vào. Do đó, việc đánh giá đau ở người cao tuổi cần phải đánh giá toàn diện dựa trên bệnh sử, tiền căn, thăm khám lâm sàng và lựa chọn công cụ đánh giá đau thích hợp.

Bệnh sử đau: các đặc điểm của đau; tác động đến các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, những công việc nhẹ như mua sắm, tiêu tiền, làm thức ăn; quan niệm và thái độ của người bệnh về đau. Bên cạnh đó, cần hỏi về sự hỗ trợ của người thân và xã hội.

Tiền căn bệnh lý nội ngoại khoa, rối loạn tâm thần, thuốc đã và đang sử dụng…

Thăm khám lâm sàng: vị trí đau, hệ cơ quan ảnh hưởng, khả năng hoạt động hàng ngày, chức năng tâm thần.

Lựa chọn công cụ đánh giá đau thích hợp:

Đối với người cao tuổi bình thường hoặc suy giảm nhận thức nhẹ thì việc đánh giá đau có thể dựa vào lời khai của người bệnh thông qua các thang điểm đánh giá đau như Thang điểm phân theo thị giác, Thang điểm bằng  lời nói, Thang điểm các BỘ MẶT đánh giá…

Đối với người cao tuổi suy giảm nhận thức trung bình – nặng thì việc đánh  giá đau cần phải dựa vào quan sát trực tiếp của bác sĩ hoặc khai thác từ người chăm sóc. Ngoài ra, có thể áp dụng thang điểm đánh giá đau dành cho người sa sút trí tuệ PAINAD dựa trên đánh giá cách thở, lời nói, vẻ mặt, ngôn ngữ cơ thể…

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC DÙNG THUỐC Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo thời gian, một số các cơ quan và các mô đã suy giảm chức năng đáng kể, do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng rồi lại đáp ứng quá mạnh (nghĩa là liều điều trị rất gần với liều độc).

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh phối hợp, dùng thuốc điều trị bệnh này thể làm nặng thêm bệnh kia. Hơn nữa, việc điều trị nhiều loại bệnh cùng lúc sẽ dễ dẫn đến tương tác thuốc có hại.

Về hấp thu thuốc: Bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi nhiều thay đổi do giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu động ruột cũng như  giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn, trong khi thuốc  lưu lại trên đường tiêu hóa lâu hơn sẽ dễ gây ra các biến chứng trên đường tiêu hóa.

Về phân phối thuốc: khối lượng các  mô ở người cao tuổi giảm, khối lượng nước giảm mà khối lượng mỡ nói chung lại tăng lên. Do vậy các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng  nồng độ; còn các thuốc tan trong mỡ sẽ bị chậm khởi đầu, nhưng lại tăng thời gian tác dụng dễ dẫn đến tích lũy gây độc. Khi tuổi cao, loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển  thuốc trong máu giảm xuống nên lượng thuốc lưu hành tự do trong cơ thể sẽ tăng lên mà đây chính là dạng hoạt động của thuốc. Chính vì vậy, cùng một liều sử dụng như người trẻ nhưng với người cao tuổi  có thể gây tăng quá mức tác dụng dẫn tới nhiều biến chứng.

Về chuyển hóa và thải trừ thuốc: thuốc được thải trừ qua gan và thận chủ yếu, nhưng người cao tuổi, khối lượng gan và thận đều giảm; lượng máu đến cũng giảm do vậy ảnh hưởng tới chuyển hóa thuốc; dễ dẫn đến tích lũy và gây độc.

NGUYÊN NHÂN LÀM TĂNG TỶ LỆ TAI BIẾN KHI DÙNG THUỐC Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi thường hay đau ốm  đặc biệt mắc một lúc nhiều bệnh, do đó, thường phải dùng thuốc nhiều hơn người trẻ tuổi, thì càng dễ bị tai biến do thuốc.

Do mắc một số bệnh mạn tính mà các bệnh này đòi hỏi sử dụng nhiều  loại thuốc nên dễ bị tương tác thuốc. Người cao tuổi thường quá lo lắng  về tình trạng sức khỏe nên thường  dùng thêm thuốc ngoài thuốc đã được chỉ định.

Người cao tuổi do trí tuệ giảm sút thường hay nhầm lẫn trong sử dụng  thuốc, đặc biệt về liều lượng và số  lần dùng thuốc. Một số người cao tuổi có thói quen để dành thuốc, cất  trong những gói hoặc chai lọ không nhãn, một thời gian sau lại đem ra dùng nhưng do không nhớ rõ nên đã những trường hợp bị tai biến  do uống nhầm thuốc.

Có nhiều thuốc bình thường trở nên nguy hiểm đối với người cao tuổi vì những thay đổi sinh lý của tuổi già như đã nói ở trên.

ĐIỀU TRỊ ĐAU CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Mặc dù có một số thuốc giảm đau an toàn cho người cao tuổi, các bác sĩ vẫn phải thận trọng  đặc biệt khi chỉ định dùng thuốc giảm đau. Người cao tuổi chuyển hóa các thuốc giảm đau không giống với người trẻ. Thí dụ, vì các thận nhỏ dần theo tuổi tác, sự giảm tưới máu làm giảm hiệu quả của lọc thận đưa đến chậm đào thải thuốc. Ngoài ra, gan bị giảm khối lượng giảm tưới máu theo tuổi tác nên gan cứng hơn và phân giải kém hơn một số loại thuốc.

Một đánh giá đau toàn diện bao gồm: nắm vững bệnh sử, thăm khám thực thể thấu đáo và toàn diện, làm các xét nghiệm và các hình ảnh học cần thiết. Thầy thuốc điều trị đau phải luôn cập nhật các thông tin mới nhất về dược lý học và các thay đổi sinh lý ở người cao tuổi. Người cao tuổi tăng khối lượng mỡ, giảm khối lượng cơ bắp và giảm lượng nước của cơ thể, tất cả những điều này đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự phân phối thuốc trong cơ thể. Cytochrome P-450 là những protein có chứa heme (heme là phần hemoglobine có chứa sắt) có thể giúp dự đoán tình trạng suy sụp của người cao tuổi. Người cao tuổi có nhiều bệnh nên thường phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc (đa dược phẩm), điều này có thể gây ra tác dụng độc hại. Cho nên đối với người cao tuổi, một tiếp cận đa ngành được khuyến cáo, trong đó chủ yếu là điều trị thuốc đi kèm với các biện pháp khác.

Đứng trước những thách thức này, thuốc dùng cho người cao tuổi thường được khuyến cáo bắt đầu với liều thấp nhất có thể và sau đó sẽ tăng liều nếu cần thiết.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nguồn: BS. CKI Cao Thanh Ngọc - Tạp Chí Sống Khỏe - BV ĐH Y Dược Tp.HCM

Đang xem: NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng