Sức khỏe đời sống

Xu hướng sử dụng dược liệu điều trị bệnh hậu Covid-19

Xu hướng sử dụng dược liệu điều trị bệnh hậu Covid-19

Lý do dược liệu được tin dùng

Gần đây trên thế giới đã có xu hướng quay về sử dụng các sản phẩm từ dược liệu trong việc phòng bệnh, cải thiện sức khỏe cũng như điều trị những bệnh mãn tính.

Những loại thuốc Tây Y có bản chất là các chất hóa học tổng hợp. Những chất này luôn tồn tại hai mặt:

- Tác dụng có lợi: có thể điều trị bệnh.

- Tác hại: gây ra những tác dụng không mong muốn cho người bệnh, mà y học gọi là tác dụng phụ.

Thuốc Tây Y càng đặc trị thì tác dụng phụ càng nhiều, có thể kể đến các thuốc chống lao, thuốc trị nấm, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch…

Sử dụng thuốc Tây lâu dài hay dùng quá nhiều loại thuốc đều là nguyên nhân khiến các cơ quan trong cơ thể chịu các tác dụng không mong muốn. Gan và thận là những cơ quan thường bị ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến suy giảm chức năng của hai cơ quan này.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, phải điều trị dài ngày với nhiều loại thuốc khác nhau thì việc sử dụng thuốc Tây Y phải thật cẩn thận. Phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và phải kiểm tra chức năng gan thận định kỳ.

Hầu như tất cả mọi người đều ít nhất một lần trong đời sử dụng các loại thuốc thảo dược. Nhờ có nguồn gốc tự nhiên, cơ thể sống nói chung và con người nói riêng dễ dung nạp và hòa hợp với các loại thảo dược. Do vậy mà thuốc thảo dược có những ưu điểm riêng. Nổi bật là:

Hiệu quả đáng tin cậy, ít tác dụng không mong muốn

Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu. Phần lớn các bài thuốc hiện nay đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Những bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều đã bị đào thải.

Vì có nguồn gốc từ tự nhiên nên các vị thuốc này thường không có tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ rất thấp, có tác dụng tương đối tốt: chỉ cần sử dụng đúng quy cách thì sẽ đạt hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây hại cho cơ thể cũng như không xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Nhiều bài thuốc không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng âm dương. Ngoài tác dụng chính là chữa các bệnh mạn tính, một số bài thuốc còn chữa được các bệnh cấp tính, nan y với hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng thần kỳ mà y học hiện đại chưa thể lý giải được.

Một số loại dược liệu nổi bật hay dùng có hiệu quả tốt nhất

Cây huyết dụ

Một số thống kê cho thấy, ngoài vấn đề về ho, sốt, khó thở, mất vị giác, tiêu hóa kém, di chứng cục máu đông… hậu Covid-19 còn tác động đến sức khỏe sinh sản của người mắc phải. Ở phụ nữ, biểu hiện là việc rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, rối loạn nội tiết tố.

Đương quy

Đương quy là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, hơi cay có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh. Đương quy chủ trị các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư và trị nhọt lở loét, khái suyễn.

Do đặc tính tiếp thêm sinh lực và kích thích tinh thần, đương quy có tác dụng giảm trầm cảm, chấm dứt tình trạng thay đổi tâm lý bất thường. Đương quy hoạt động như một chất chống viêm và kháng khuẩn đối với các bệnh về da như rụng tóc, vẩy nến và chàm, làm giảm nhanh chóng sự khó chịu và sự xuất hiện của những bệnh ngoài da này.

Hương nhu

Lá hương nhu rất giàu vitamin A, giúp thúc đẩy thị lực tốt.

Lá hương nhu có chứa canxi và magiê, cả hai đều giúp giảm cholesterol xấu (cholesterol lipoprotein mật độ thấp) và tăng cường lưu thông máu, từ đó cải thiện chức năng tim.

Hỗ trợ tiêu hóa: Lá hương nhu giúp giảm đầy hơi, tiêu hóa các bữa ăn đúng giờ, làm dịu dạ dày và giúp thông ruột. Uống trà lá hương nhu cũng làm giảm chứng ợ chua.

Giảm lượng đường trong máu, điều trị nhiễm nấm, tiêu chảy, chống viêm, điều trị rối loạn hô hấp

Ngũ vị tử
 

Ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng an thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ

Nhân sâm

Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu.

Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Điều trị bệnh tiểu đường

Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Giảm nồng độ cholesterol

Giảm mệt mỏi

Nữ lang

Đây là một vị thuốc nam rất phổ biến trong các bài thuốc an thầnđiều trị mất ngủ, chống co giật, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim), bảo vệ gan, hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan B.

Xuyên khung

Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Tinh dầu của nó có thể ức chế hoạt động của đại não ở cả liều thấp.

Tác dụng với tuần hoàn: Tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu thông máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy ở tim. Liều cao có thể làm hạ huyết áp, tê liệt cơ tim.

Đối với mạch máu não: làm tăng lưu lượng máu não, giảm phù não. Nhờ vậy, nó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau.

Đối với tiểu cầu: ức chế kết tập tiểu cầu và sự hình thành cục máu đông.

Đối với cơ trơn: Nó có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai gây hiện tượng co quắp. Liều cao ngược lại.

Tác dụng kháng khuẩn: ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh như Shigella, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả.

Tác dụng an thần: Xuyên khung tăng tác dụng gây ngủ của một số loại thuốc.

Uất kim

Uất kim chứa coumarin, tinh dầu thuộc nhóm monoterpen, carbonhydrat, caroten, chất vô cơ...

Theo Đông y, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng. Chữa các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, trưng hà tích tụ; các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản...

Trinh nữ

Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Những kết quả nghiên cứu chứng cây Xấu hổ có thể chống mất ngủ,.chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản mạn tính, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương, huyết áp cao, chữa đau nhức xương khớp, chữa bệnh zona, giúp mát gan, điều trị huyết áp cao, chữa đầy bụng, khó tiêu hóa, chữa khí hư,...

Bệnh nhân Covid-19 đang và đã điều trị khỏi, có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ cũng nên chú ý sức khỏe, khắc phục các triệu chứng để tránh di chứng về sau.

Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày hay dược liệu từ thảo mộc để nâng cao sức khỏe, có thể bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác đã được nghiên cứu, bào chế dưới dạng siro hoặc viên uống, sẽ dễ dàng, tiện lợi và đảm bảo liều lượng hiệu quả cao hơn.

Xem thêm bài viết khác tại đây

Đang xem: Xu hướng sử dụng dược liệu điều trị bệnh hậu Covid-19

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng