Sức khỏe đời sống

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặt biệt ở tim,mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Dinh dưỡng và hoạt động thể chất là những phần quan trọng nhất trong việc xây dựng lối sống lành mạng ở người bệnh đái tháo đường. Cùng với những lợi ích khác, một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với tập luyện hợp lý giúp bạn duy trì mức đường huyết mục tiêu. Việc ăn gì, ăn bao nhiêu và thời điểm ăn đều có ảnh hưởng đến mức đường huyết.

đái tháo đường

 

Ăn uống đầy đủ và hoạt động thể chất phù hợp giúp bạn:

  • Giữ mức đường huyết, huyết áp, cholesterol trong phạm vi mục tiêu
  • Giảm cân hoặc giữ cân nặng hợp lý
  • Ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của bệnh đái tháo đường
  • Giàu năng lượng, cảm giác tốt hơn

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn cho bệnh Đái tháo đường

  • Đảm baorcung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng
  • Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn
  • Duy trì hoạt động thể lực bình thường
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn
  • Đon giản không quá đắt tiền
  • Phù hợp với  tập quán địa phương, dân tộc

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn những thực phẩm nào?

Chìa khóa để ăn uống với bệnh tiểu đường là ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh từ tất cả các nhóm thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

Các nhóm thực phẩm  bao gồm:

Tinh bột - Glucid (nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn nên hạn chế gluxit (chất bột đường).

Nên sử dụng các loại glucid có nguồn gốc từ ngũ cốc và các sản phẩm chế biến (gạo, bún, phở, ngô, bánh mì), khoai củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, dong, từ, miến dong), hoa quả (chuối tây, chuối tiêu, lê, nho, mận)… Tỷ lệ năng lượng do gluxid cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Chất đạm - Protein (nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần): Lượng protein nên đạt 1g-1,2g/kg/ngày với người đái tháo đường không có protein niệu hay suy thận. Nếu có biến chứng thận, khuyến cáo mức protein là 0,8g/kg/ ngày (điều chỉnh tùy giai đoạn suy thận).

Nên tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản, an các loại thịt bò hoặc thịt lợn ít mỡ, thịt gia cầm bỏ da…

 Chất béo - Lipid (nên là 20 - 25% tổng số năng lượng khẩu phần): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo có nguồn gốc từ động vật (thịt mỡ, mỡ cá, bơ sỡ, phomat, lòng đỏ trứng…) vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương, hạt dẻ, socola...

Chất xơ: 

Nên tăng cường chất xơ 30 – 40g/ngày (trung bình 100g rau có khoảng 3g chất xơ). Người bệnh đái tháo đường nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong gạo giã chưa kỹ; rau; củ, quả (làm rau); khoai củ. Chất xơ có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.  

đái tháo đường

 

Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế ăn những thực phẩm nào?

Thực phẩm và đồ uống cần hạn chế bao gồm:

  • Thực phẩm chiên và các thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Thức ăn chứa nhiều muối (Natri): gia vị, nước mắm, dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích
  • Thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài\

Uống nước thay vì uống đồ uống có đường. Cân nhắc sử dụng chất thay thế đường trong trà/ cà phê.

Người bị bệnh đái tháo đường vẫn được uống rượu nhưng không quá 1-2 ly mỗi ngày. Rượu bia làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn khi nào?

Một số bệnh nhân đái tháo đường cần ăn vào cùng một thời điểm trong ngày, những người khác có thể linh hoạt hơn. Tùy thuộc vào thuốc điều trị đái tháo đường hay loại insulin đang dùng, có thể cần ăn cố định lượng carbohydrate vào cùng một thời điểm trong ngày. Tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ của bạn để biết khi nào nên ăn và liệu có nên ăn trước sau khi hoạt động thể chất không.

Kiểm soát cân nặng cho người bệnh đái tháo đường

  • Người thừa cân, béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần, 250-500 kcal/ ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột)
  • Chế độ ăn tăng năng lượng ở những bệnh nhân gầy yếu
  • Mức năng lượng của bệnh nhân cần được cá nhân hóa dựa trên thói quenawn uống, tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị, phong tục tập quán.

Xem thêm bài viết tại đây

Đang xem: Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng