Sức khỏe đời sống

TRẦM CẢM: Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng tránh

TRẦM CẢM: Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng tránh

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, không có cảm giác quan tâm hay thích thú mọi điều xung quanh, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, cảm thấy bản thân tội lỗi và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng…

TRẦM CẢM

 

Nguyên nhân

Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có ba nguyên nhân chính: Trầm cảm nội sinh; Trầm cảm tâm sinh; Trầm cảm thực tồn.

Chuẩn đoán

Các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm:

Ba triệu chứng chính:

  • Khí sắc trầm: Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần.
  • Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động.
  • Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi.

Bảy triệu chứng phổ biến khác:

1) Giảm sự tập trung chú ý;

2) Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định;

3) Cảm thấy tội lỗi và không xứng đáng;

4) Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;

5) Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát;

6) Rối loạn giấc ngủ;

7) Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng.

Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:

1) Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động thường ngày gây thích thú;

2) Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích;

3) Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày;

4) Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng;

5) Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại);

6) Giảm những cảm giác ngon miệng;

7) Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước);

8) Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.

Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác trong giai đoạn trầm cảm có thể có hoặc không xuất hiện.

Giai đoạn trầm cảm nhẹ

Bệnh nhân có 2 trong 3 triệu chứng chính và 2 trong 7 triệu chứng phổ biến

Giai đoạn trầm cảm vừa

Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chính, thêm ít nhất 3-4 những triệu chứng phổ biến

Bệnh nhân với giai đoạn trầm cảm vừa thường có nhiều khó khắn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình.

Giai đoạn trầm cảm nặng, không có triệu chứng loạn thần

Có 3 trong số những triệu chứng chính cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng khác, và một số phải đặc biệt nặng như kích động hoặc chậm chạp rõ nét.

Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần

Có 3 trong số những triệu chứng chính cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng khác, và trong đó có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Các hoang tưởng thường bao gồm nhứng ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, hoặc những tai họa sắp xãy ra, bạn cảm thấy phải có trách nhiệm với điều đó. Những ảo thanh hoặc ảo khứu thường là giọng kết tội hoặc phỉ báng hoặc mùi rác mục hoặc thịt thối rữa. Sự chậm chạp tâm thần vận động nặng có thể dẫn đến sững sờ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh dẫn đến có ý tưởng, hành vị tự sát.

Bệnh nhân có thể bị suy kiệt sức khỏe do từ chối việc ăn uống.

Làm thế nào để phòng bệnh?

TRẦM CẢM

 

Chưa có biện pháp phòng tuyệt đối vì nguyên nhân rất phức tạp, phối hợp lẫn nhau.

Chỉ có phòng bệnh tương đối: Giáo dục trẻ em từ bé, rèn luyện nhân cách vững mạnh để thích nghi với cuộc sống. Theo dõi những người có yếu tố gia đình phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo dõi và điều trị duy trì đầy đủ tránh tái phát, tái diễn.

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân trầm cảm để hòa nhập vào cộng đồng và gia đình.

Nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu nghi ngờ nào liên quan đến trầm cảm hãy tìm ngay đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho mình.

Xem thêm thông tin tại đây

 

 

 

 

Đang xem: TRẦM CẢM: Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng tránh

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng