Bệnh da liễu

Những điều cần biết về bệnh trứng cá

Những điều cần biết về bệnh trứng cá

Bệnh trứng cá là gì?

Bệnh trứng cá là tình trạng da xuất hiện các mụn có kích thước nhỏ khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn do dính dầu và tế bào da chết. Biểu hiện của bệnh trứng cá cấp là các mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn nhọt và thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, vùng lưng trên và hai bên vai.

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang...khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

Những điều cần biết về bệnh trứng cá

Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.Trong giai đoạn bệnh trứng cá cấp có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả nhưng mụn trứng cá có thể kéo dài dai dẳng. Khi các mụn nhọt và vết sưng viêm lành dần, ở một số người chỉ để lại đốm thâm da nhỏ, những người khác lại mọc lên các mụn mới.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trứng cá, sự hiện diện của mụn có thể gây mặc cảm, lo lắng cho người bệnh hay di chứng để lại sẹo trên các vùng da như da mặt.

Nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá là gì?

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.

Tăng tiết chất bã

Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.

Sừng hóa cổ nang lông

Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá.

Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)

Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.

Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá

Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn, thậm chí tới tuổi 50-59.

 Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1, nhưng bệnh ở nam thường nặng hơn ở nữ.

Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden, cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.

Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.

Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều…làm tăng khả năng bị bệnh.

Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.

Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…

Các bệnh nội tiết: một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang…làm tăng trứng cá.

Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium…

Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.

Ngoài ra, một nguyên nhân gây mụn trứng cá khác do di truyền. Nếu cha mẹ bị mụn trứng cá, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người cùng trang lứa trong lứa tuổi vị thành niên. Thậm chí, nếu một hoặc cả hai cha mẹ bạn bị mụn trứng cá cho đến lúc trưởng thành, bạn cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá kéo dài cho đến khi lớn.

Triệu chứng của bệnh trứng cá như thế nào?

Những điều cần biết về bệnh trứng cá

Các dấu hiệu và triệu chứng mụn trứng cá khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng làn da của mỗi người. Cụ thể bệnh trứng cá sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Mụn đầu trắng nếu da có lỗ chân lông kín
  • Mụn đầu đen nếu da có lỗ chân lông mở
  • Những vết sưng nhỏ, đỏ dạng sẩn
  • Mụn nhọt, mụn mủ
  • Khối u lớn, rắn, đau dưới bề mặt da
  • Các cục u đau, sưng viêm, đầy mủ bên dưới bề mặt da
  • Mụn đầu đen
  • Khi có mụn trứng cá, bạn có thể xuất hiện mụn đầu đen

Cách điều trị mụn trứng cá như thế nào?

Việc điều trị mụn trứng cá sao cho có hiệu quả lâu dài cần phải cá thể hóa và phù hợp với từng nguyên nhân, cơ chế hình thành mụn ở từng người.

Mục tiêu điều trị:

  • Chống tiết nhiều chất bã
  • Chống dày sừng cổ tuyến bã
  • Chống nhiễm khuẩn

Thuốc điều trị

Thuốc bôi tại chỗ: Retinoid, Benzoyl peroxid, Kháng sinh, Acid azelaic, vitamin B2; biotin; bepanthen; kẽm.

Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Isotretinoin, Hormon

Cách phòng ngừa bệnh trứng cá

Những điều cần biết về bệnh trứng cá

  • Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm halogen, corticoid.
  • Rửa mặt bằng xà phòng.
  • Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán.
  • Tránh làm việc quá sức, stress tâm lý.

Xem thêm: Viêm da tiếp xúc dị ứng và những điều cần biết

Đang xem: Những điều cần biết về bệnh trứng cá

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng