Bệnh tim mạch

BỆNH CƠ TIM GIÃN - MỐI NGUY CƠ ÂM THẦM

BỆNH CƠ TIM GIÃN - MỐI NGUY CƠ ÂM THẦM

BỆNH CƠ TIM

Bệnh cơ tim là các từ gọi chung một nhóm bệnh có tổn thương chủ yếu ở cơ tim. Những bệnh này có nhiều nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc.
Có ba nhóm bệnh cơ tim chính:
  • Bệnh cơ tim giãn: thường gặp nhất, có đặc điểm là các buồng tim giãn, rối loạn chức năng co cơ tim và thường có biểu hiện suy tim sung huyết.
  • Bệnh cơ tim phì đại: tần suất gặp thứ 2, có đặc điểm là phì đại đối xứng cơ tim, có kèm hay không nghẽn đường ra thất trái, chức năng co cơ tim bảo tồn hay gia tăng cho đến giai đoạn cuối bệnh.
  • Bệnh cơ tim hạn chế: ít gặp, có đặc điểm là tổn thương nặng đổ đầy tâm trương buồng thất, đôi khi có sẹo ở nội mạc tâm thất.

benh co tim

Phân biệt 3 loại bệnh cơ tim

BỆNH CƠ TIM GIÃN

Bệnh cơ tim giãn nở (Dilated cardiomyopathy) là loại phổ biến nhất các bệnh cơ tim, chủ yếu xảy ra ở người lớn từ 20 đến 60. 

Bệnh thường bắt đầu ở tâm thất trái, buồng bơm máu chính của tim. Cơ tim bắt đầu giãn ra và trở nên mỏng hơn, sau đó lan đến tâm thất phải và tâm nhĩ. Khi các buồng tim giãn ra, cơ tim không co bóp và không thể bơm máu bình thường, có thể dẫn đến suy tim. Các triệu chứng suy tim tiến triển chậm, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt và yếu, không nhận thức được bệnh, phát hiện nhờ siêu âm tim thường qui tìm bệnh khác. 
Các triệu chứng của suy tim xem thêm tại đây.

Bệnh cơ tim giãn nở cũng có thể dẫn đến các vấn đề về van tim, loạn nhịp tim, ngất và huyết khối thuyên tắc.

NGUYÊN NHÂN CỦA BÊNH CƠ TIM GIÃN

Nguyên nhân

Ví dụ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

 

Bệnh van tim

Hở 2 lá, hở van động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ

Tăng huyết áp mạn

 

Vô căn

 

Gia đình (NST thường tính trội hoặc gắn với NST X)

 

Loạn nhịp nhanh

 

Độc tố

Rượu, cocain
Hóa trị (anthracycline, cyclophosphamide)
Chloroquine
Thuốc kháng retrovirus (zidovudine, didanosine) 
Chì, cobalt, thuỷ ngân

Rối loạn chuyển hoá

Rối loạn nội tiết (suy giáp, cường giáp, u tuỷ thượng thận, bệnh Cushing, đái tháo đường)
Kém dinh dưỡng (vd B1, selenium, carnitine)
Rối loạn điện giải (calci máu thấp, phosphat máu cao)

Nhiễm trùng

Nhiễm virus (HIV, ...)
Nhiễm Rickettsia
Vi trùng (bạch cầu)
Ký sinh trùng (bệnh Chagas, toxoplasma)
Nhiễm nấm
Nhiễm mycobacteria

ViêmRối loạn collagen mạch máu (lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm da cơ)
Viêm cơ tim do quá mẫn
Sarcoidosis

 

CHẨN ĐOÁN BỆNH CƠ TIM GIÃN

Triệu chứng thực thể:

  • Huyết áp bình thường hay thấp, áp lực mạch có thể hẹp.
  • Dấu hiệu mạch cách xảy ra khi suy thất trái nặng.
  • Dấu hiệu của suy thất phải và hở van 3 lá.
  • Mỏm tim lệch về phía bên trái biểu hiện dãn thất trái kèm âm thổi tâm thu của hở 2 lá, gallop T3.
  • T2 có thể tách đôi và đảo ngược (do block nhánh trái) kèm thành phần P2 mạnh (do tăng áp động mạch phổi).
  • Có ran đáy phổi hoặc tràn dịch màng phổi.

Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm sinh hóa và huyết học: định lượng hormone tuyến giáp, định lượng calci máu và phosphate máu, định lượng selenium, carnitine và đường máu.
  • Điện tâm đồ và X-quang ngực: giúp theo dõi điều trị, không giúp chẩn đoán xác định.
  • Siêu âm tim và chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập khác.
  • Thông tim và chụp mạch vành.

Cần phân biệt bệnh cơ tim giãn với bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.

benh co tim gian

Hình ảnh siêu âm tim bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn

ĐIỀU TRỊ

Không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh cơ tim giãn vô căn. Mục tiêu điều trị là cải thiện chức năng tim và kéo dài đời sống bệnh nhân. 
  • Nội khoa: thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, chất đối kháng aldosterone, chẹn bêta giao cảm. Sử dụng digoxin trên bệnh nhân bệnh cơ tim giãn vô căn không kéo dài đời sống nhưng cải thiện triệu chứng lâm sàng (lưu ý digoxin rất dễ gây ngộ độc).
  • Tái đồng bộ bằng tạo nhịp 3 buồng. Tái đồng bộ cơ tim dựa trên nguyên tắc có hiện tượng mất đồng bộ co cơ tim giữa 2 tâm thất và co cơ tim trong thất ở bệnh nhân suy cơ tim nặng. Do đó tốn nhiều năng lượng và kém hiệu quả tống máu.
  • Máy chuyển nhịp phá rung được chứng minh kéo dài thêm tuổi thọ ở các bệnh nhân cơ tim giãn.
  • Máy trợ tim nhân tạo.
  • Ghép tim đối với bệnh nhân suy tim nặng.

TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Tiên lượng bệnh nhân BCTG vô căn có triệu chứng cơ năng, đến khám tại bệnh viện, thường xấu: tử vong 30% trong năm đầu và 50% trong 5 năm. Tuy nhiên, với các biện pháp điều trị hiện nay, tử vong trong 5 năm chỉ khoảng 20%.

PHÒNG BỆNH

Cần tránh uống nhiều rượu và cần loại trừ các yếu tố nguy cơ bệnh cơ tim giãn đặc hiệu. Tập thể dục thường xuyên, thay đổi lối sống giúp tăng sức đề kháng với virus. Phòng chống tăng huyết áp tích cực sẽ giúp làm giám bệnh cơ tim giãn do Tăng huyết áp.

Xem thêm các bài viết chủ đề y học tại đây.

----------------

Nguồn:
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, NXB Y học Hà Nội (2013
).
2. Centers for Disease Control and Prevention/ Cardiomyopathy.

Đang xem: BỆNH CƠ TIM GIÃN - MỐI NGUY CƠ ÂM THẦM

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng