Mediplantex

CÂY THIÊN NIÊN KIỆN: ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

CÂY THIÊN NIÊN KIỆN: ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

1. Cây thiên niên kiện là cây gì?

CÂY THIÊN NIÊN KIỆN

 

  • Cây thiên niên kiện có tên gọi khác là sơn thục, cây bao kim hay ráy hương, cây này thuộc họ Ráy có tên khoa học là Homalomena accubta. Thiên niên kiện là loại dược liệu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
  • Là loại cây sống lâu năm thuộc loài thân cỏ, thân rễ mập, bò dài, có mùi thơm. Lá cây có hình tim, mặt lá sáng bóng, độ dài khá lớn, khoảng 20-30cm. Hoa của cây mọc thành cụm, có màu xanh, dài khoảng 5cm. Quả thiên niên kiện có dạng thuôn dài, nhiều hạt. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và có quả chín sau 4-5 tháng.
  • Là loài cây ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mọc hoang ở khắp nơi. Cây mọc nhiều ở các vùng trũng ẩm ướt, men các khe suối, kênh, rạch và ở các sườn đồi thấp.
  • Thân rễ của thiên niên kiện chứa khoảng 1% thành phần là tinh dầu. Tinh dầu của thiên niên kiện được dùng nhiều trong Đông y, có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Loại dược diệu này có một số nhiều thành phần hóa học như: 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

2. Cây thiên niên kiện có tác dụng gì

Thiên niên kiện có rất nhiều công dụng hữu ích trong Y Học Cổ Truyền. Dưới đây là một số tác dụng của thiên niên kiện, bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ, vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi;
  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, gai đốt sống, vôi hóa đốt sống;
  • Trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh;
  • Ngoài ra, tinh dầu thiên niên kiện có mùi thơm dịu nhẹ được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.
3. Cách sử dụng thiên niên kiện

CÂY THIÊN NIÊN KIỆN

 

Thân rễ là bộ phận được dùng của thiên niên kiện, chúng được cắt thành từng đoạn dài khoảng 10–27cm, sấy nhanh cho khô đều mặt ngoài ở nhiệt độ không quá 50oC. Sau đó hãy làm sạch, bỏ hết các rễ con rồi phơi hoặc sấy cho đến khi khô hoàn toàn ở nhiệt độ 50–60oC.

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với nhiều vị thuốc khác, thường dùng khoảng 6–12g/ngày.

Bạn có thể dùng thân rễ tươi rửa sạch rồi giã nát, ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại. Ngoài ra, giã nát rễ cây với muối, đắp ngoài làm tan nhọt độc. Tinh dầu của loại dược liệu này có thể dùng để chế thành dầu xoa bóp.

4. Một số bài thuốc từ cây thiên niên kiện

  • Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g mỗi loại bao gồm thiên niên kiện, ngưu tất; mộc qua, hy hiêm thảo mỗi vị 20g. Đem sắc tất cả các loại dược liệu trên với 1 lít nước, đun đến khi cạn còn 400 ml thì dừng, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g mỗi loại bao gồm thiên niên kiện, ngải cứu, thương nhĩ tử; 40g rễ cây cỏ xước; hy thiêm, thổ phục linh mỗi loại 20g. Sắc các loại dược liệu này với 4 bát nước đầy đun sôi cho tới khi còn lại 2 bát nước thì dừng, chia làm 2 lần, uống trước khi ăn.

Bài thuốc 3: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10g thiên niên kiện, 10g cốt toái bổ, 8g bạch chỉ, sắc lên uống mỗi ngày 1 thang.

  • Chữã đau bụng kinh

Chuẩn bị: 10g Thiên niên kiện, 10g rễ bưởi, 10g rễ cây bướm bạc, 10g rễ cây sim rừng.

Đem các nguyên liệu trên sắc lên, uống thay nước trong những ngày hành kinh, sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau bụng kinh.

  • Chữa rôm xảy, mẩn ngứa, dị ứng

Chuẩn bị: Thiên niên kiện, gừng tươi, củ sả,

Rửa sạch các nguyên liệu trên, giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Thực hiện đều đặn trong vòng 2-3 ngày, tình trạng mẩn ngứa, dị ứng sẽ giảm rõ rệt

  • Chữa mụn nhọt, mụn độc

Rửa sạch lá cây thiên niên kiện, Giã nát lá, trộn đều với muối hạt rồi đắp lên đầu mụn, đắp mỗi ngày cho đến khi mụn lặn hẳn.

5. Những lưu ý khi sử dụng thiên niên kiện

  • Không nên dùng dược liệu này đối với người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu.
  • Khi dùng thiên niên kiện khô để ngâm rượu không nên cho quá nhiều và không nên uống quá 2 chén/ ngày vì có thể gây ra ngộ độc, nôn ói, chóng mặt, đau đầu.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.
  • Để sử dụng cây thiên niên kiện có hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng bất thường nào, hãy tạm ngưng ngay và thông báo cho bác sĩ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng và lưu ý khi dùng loại dược liệu quý cây thiên niên kiện. Các bạn có thể tham khảo để có thể giúp hạn chế tình trạng bệnh. Khi dùng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện gì lạ hãy liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm thông tin tại đây.

Đang xem: CÂY THIÊN NIÊN KIỆN: ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng