Sức khỏe đời sống

MỐI NGUY HIỂM KHI KẾT HỢP CÁC THỰC PHẨM KHÔNG ĐÚNG CÁCH

MỐI NGUY HIỂM KHI KẾT HỢP CÁC THỰC PHẨM KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Mối nguy hiểm khi kết hợp các thực phẩm không đúng cách đang được nhiều người quan tâm. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon miệng đang là nỗi lo trăn trở của nhiều người nội trợ khi vào bếp, hiểu được tình hình đó thì bài viết dưới đây bạn không nên bỏ qua vì những tác hại khó lường không ngờ tới khi kết hợp sai cách.

MỐI NGUY HIỂM KHI KẾT HỢP CÁC THỰC PHẨM KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Thời gian gần đây trên cả nước liên tục xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến thực phẩm. Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước đã có 108 vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 2.800 người phải nhập viện, 18 người tử vong. Trong 40 vụ ngộ độc thực phẩm được thống kê trong quý 3 năm 2013 thì có 23 vụ nguyên nhân do vi sinh vật, 4 vụ do độc tố tự nhiên, 2 vụ do hóa chất và 11 vụ chưa xác định được nguyên nhân. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ gia đình riêng đến tập thể.

Vì vậy, một món ăn không chỉ cần ngon, trình bày đẹp mà người chế biến còn phải biết tránh kết hợp những thực phẩm kỵ nhau vì có thể gây ra nhiều phản ứng không tốt cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây những thực phẩm cần tránh kết hợp với nhau:

1. Thịt dê và nước trà: 

Thịt dê chứa hàm lượng protein cao trong khi nước trà lại chứa nhiều tanin. Nếu dùng cùng lúc hai món này sẽ tạo thành tanalbit – một hợp chất làm giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.

2. Thịt gà và rau kinh giới: 

Nếu sử dụng kết hợp rau kinh giới và thịt gà sẽ gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng khó đi cầu.

3. Gan động vật với rau cần, cà rốt, khoai, rau chân vịt: 

Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành chứa khá nhiều sắt. Vì vậy, không nên kết hợp nhóm thực phẩm này cùng các loại rau chứa nhiều cellulose (như rau cần, cà rốt, khoai) hay acid oxalic (rau chân vịt). Vì cellulose và acid oxalic xung khắc với sắt, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể.

4. Gan heo và giá đậu:  

Trong gan heo chứa rất nhiều đồng (100g gan heo có đến 2,5 mg đồng), giá đậu chứa nhiều vitamin

C. Nếu xào giá đậu với gan heo, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ôxy hoá và giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

5. Óc lợn với trứng gà: 

Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, có khi dẫn đến tử vong.

6. Trứng gà với sữa đậu nành: 

Trong sữa đậu nành có chứa men protidaza làm ức chế các protein của trứng gà, gây nên chứng khó tiêu, đầy bụng.

7. Trứng gà và đường: 

Do protein và đường xung khắc với nhau. Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà và đường không nên nấu chung với nhau cũng vì lý do này. Tuy nhiên, có thể đun nóng sữa và nấu chín trứng gà rồi để nguội, sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì.

8. Trứng vịt với tỏi: 

Khi kết hợp chung với trứng, tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là khi sử dụng tỏi quá cháy.

9. Hải sản với một số loại hoa quả: 

Do acid tannic có trong trái cây khi gặp protein trong hải sản sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản mà ăn tiếp các loại trái cây chứa nhiều acid tannic như nho, lựu, hồng... sẽ dễ bị các triệu chứng như trướng bụng, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Do đó, 4 tiếng sau khi ăn hải sản mới nên ăn những trái cây giàu acid tannic nói trên. Tương tự, sau khi ăn thịt xong cũng không nên uống trà ngay vì dễ gây ra phản ứng như trên.

10. Các loại động vật có vỏ sống dưới nước (tôm, cua, ốc, hến..) với vitamin C:

Trong các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể, tuy nhiên, khi ăn các nhóm thực phẩm này với thực phẩm, thức uống chứa vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót… sẽ làm asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) - là chất rất độc có thể gây chết người.

11. Dưa chuột với các món chứa nhiều vitamin C: 

Trong dưa chuột có chứa một loại men làm phân giải vitamin C. Khi ăn dưa chuột với các món có vị chua như cam, quít, sơ-ri, bưởi.. chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C vừa nạp vào cơ thể.

12. Sữa bò với các loại nước trái cây chua: 

Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm đến 80%. Khi uống hay pha lẫn sữa bò cùng nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng gây nên tình trạng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu cho trẻ em sử dụng lâu dài hỗn hợp này sẽ dễ khiến trẻ mắc bệnh methemoglobin, một loại bệnh gây khó thở, tím tái và có nguy cơ tử vong.

13. Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho:

Vì acid cyanogen lưu huỳnh có trong củ cải trắng phản ứng với ceton đồng có trong các loại trái cây khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

14. Đậu phụ với rau chân vịt: 

Trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic. Hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành hai chất lắng đọng màu trắng magnesium oxalate và calcium oxalate, không những làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.

15. Đậu phụ với mật ong: 

Trong đậu phụ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ bị hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu người ăn có bệnh về tim mạch, thì thời gian dẫn đến tử vong sẽ càng nhanh hơn.

16. Sữa đậu nành với mật ong: 

Acid formic trong mật ong khi gặp protein có trong đậu nành sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu cho người ăn.

17. Sữa đậu nành với đường đen: 

Thành phần acid malic của đường đen khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất dinh dưỡng của sữa đậu nành. Mặt khác, khi uống hỗn hợp này vào, cơ thể dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến khả năng hấp thu các chất khác của cơ thể cũng giảm.

18. Khoai lang với trái hồng: 

Trái hồng có chứa vị chát (tannin) và pectin. Khi ăn khoai lang với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan kết hợp với tannin và pectin có trong quả hồng tạo thành sỏi trong dạ dày. Nếu diễn tiến nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Do đó, những người bị đau dạ dày cần lưu ý để tránh ăn cùng lúc hai món này.

19. Cà rốt, rau câu, rau cải với giấm: 

Acid acetic có trong giấm sẽ phá hủy hết lượng carotin có trong các loại rau cải, cà rốt, rau câu. Vì vậy, chế biến các loại rau củ này không nên cho giấm vào

20. Uống nhiều nước có gas trong khi ăn: 

Sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày. Vì vậy, tốt nhất khi ăn không nên uống nhiều nước có ga.

Xem thêm chi tiết tại đây.

Nguồn: BS Huỳnh Liên Đoàn - Tạp Chí Sống Khoẻ - Bệnh viện ĐH Y Dược Tp.HCM

Đang xem: MỐI NGUY HIỂM KHI KẾT HỢP CÁC THỰC PHẨM KHÔNG ĐÚNG CÁCH

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng