Bệnh da liễu

Bị bệnh nhọt và cách điều trị

Bị bệnh nhọt và cách điều trị

Bệnh nhọt là bệnh gì?

Bệnh nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.

Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.

Phân biệt bệnh nhọt với mụn

Bị bệnh nhọt và cách điều trị

Mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau. Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì. Mụn cũng có thể có mủ.

Riêng nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Nhọt có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, song vẫn hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và một số bệnh nhân tiểu đường. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của hai bệnh ngoài da này, nhọt cấp tính và nguy hiểm hơn mụn rất nhiều.

Riêng mụn cũng có những bọc mủ nhưng thường là bệnh mạn tính, ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp mụn bị nhiễm trùng, bội nhiễm thành nhọt. Trong quá trình nặn mụn nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhọt. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, dùng khăn, quần áo mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng,...

Nguyên nhân gây bệnh nhọt

Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường…vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh nhọt

Bị bệnh nhọt và cách điều trị

Triệu chứng rõ ràng nhất của nhọt là một khối đỏ, kích thích dưới da và chạm vào nó có thể bị đau. Nhọt có thể dao động từ kích thước của một hạt đậu tới kích thước của một cây nấm cỡ vừa. Nhọt nhanh chóng trở nên đầy mủ. Các vùng lân cận cũng có thể bị sưng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa trước khi xuất hiện khối sưng
  • Đau khắp cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Da đóng mài hoặc chảy nước
  • Mủ thường xuất hiện trong vòng một ngày khi hình thành nhọt.

Triệu chứng lâm sàng

Ban đầu là sẩn nhỏ, màu đỏ, sưng nề, chắc, tấy đỏ ở nang lông. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp, nhất là khi nhọt khu trú ở mũi, vành tai. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm trùng.

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp, nhất là ở những người suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, ở má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.

Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.

Máu lắng tăng.

Mô bệnh học: ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

Điều trị bệnh nhọt

Bị bệnh nhọt và cách điều trị

Nguyên tắc chung

Vệ sinh cá nhân

Điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ

Nâng cao thể trạng

Điều trị cụ thể

Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác.

Điều trị tại chỗ:

  • Ở giai đoạn sớm, chưa có mủ: không nặn, kích thích vào thương tổn; bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần
  • Giai đoạn có mủ: cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch thương tổn.
  • Dung dịch sát khuẩn
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ
  • Kháng sinh toàn thân

Cách phòng bệnh nhọt

Không thể ngăn ngừa nhọt xuất hiện, nhưng có thể ngăn ngừa nhọt lan ra vị trí khác bằng những cách như:

  • Đắp vết thương bằng gạc sạch
  • Luôn rửa sạch tay và vệ sinh vết thương thường xuyên
  • Khi bị nhọt, hãy giặt và giữ quần áo chăn màn sạch sẽ để tránh lây lan: Giặt quần áo chăn màn bằng nước nóng. Sấy quần áo bằng nhiệt độ cao. Giữ vệ sinh môi trường sống. Tránh dùng chung các dụng cụ vệ sinh có tiếp xúc trực tiếp với da như dao cạo, khăn mặt, ...

Xem thêm bài viết: Dị sừng nang lông có chữa được không?

Đang xem: Bị bệnh nhọt và cách điều trị

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng