Bệnh Thận - Tiết niệu

Tiểu đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm chỉ tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm. Trong thời gian ngủ, cơ thể bạn sản xuất ít nước tiểu và cô đặc hơn. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người không cần thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể duy trì giấc ngủ không bị gián đoạn từ 6 đến 8 giờ.

Nếu bạn phải thức dậy từ hai lần trở lên mỗi đêm để đi tiểu, bạn có thể mắc chứng tiểu đêm. Bên cạnh việc làm gián đoạn giấc ngủ, tiểu đêm cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

TIỂU ĐÊM

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân của chứng tiểu đêm bao gồm từ thói quen lối sống đến tình trạng bệnh lý. Tiểu đêm thường phổ biến ở người lớn tuổi, những cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Sinh lý cơ thể

Nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu đêm do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng bàng quang. Những nhiễm trùng này gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên và đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

Các nguyên nhân khác gây ra chứng tiểu đêm bao gồm:

  • Nhiễm trùng hoặc phì đại tuyến tiền liệt
  • Sa bàng quang
  • Bàng quang hoạt động quá mức
  • Khối u của bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc vùng chậu
  • Bệnh tiểu đường
  • Sự lo lắng
  • Nhiễm trùng thận
  • Phù hoặc sưng căng chân
  • Khó thở khi ngủ
  • Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xương cứng, bệnh Parkinson hoặc chèn ép tủy sống

Tiểu đêm cũng thường xảy ra ở những người bị suy nội tạng, chẳng hạn như suy tim hoặc gan.

Thai kỳ

Tiểu đêm có thể là một triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Điều này có thể phát triễn vào đầu thai kỳ, nhưng cũng có thể xảy ra sau đó, khi tử cung ngày càng lớn ép vào bàng quang.

Thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tiểu đêm như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp. Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn không kiểm soát được việc đi tiểu của mình.

Thói quen lối sống

Rượu và đồ uống có chứa caffein là những chất lợi tiểu, chúng sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Uống quá nhiều rượu hoặc đồ uống có chứa caffein vào ban đêm dẫn đến thức giấc vào ban đêm và làm bạn đi tiểu nhiều hơn.

Làm thế nào để chuẩn đoán được bệnh

Các câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn:

Tiểu đêm bắt đầu từ khi nào?

Bạn phải đi tiểu bao nhiêu lần mỗi đêm?

Lượng nước tiểu của bạn ít hơn trước đây không?

Có điều gì làm cho vấn đề tồi tệ hơn không?

Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác không?

Những thuốc bạn đang dùng?

Bạn có tiền sử gia đình về các vấn đề bàng quang hoặc bệnh tiểu đường không?

Họ cũng có thể yêu cầu bạn trải qua thử nghiệm như:

  • kiểm tra lượng đường trong máu để kiểm tra bệnh tiểu đường
  • các xét nghiệm công thức máu
  • phân tích nước tiểu
  • cấy nước tiểu
  • kiểm tra sự thiếu hụt chất lỏng
  • kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp CT
  • xét nghiệm tiết niệu, như soi bàng quang

Điều trị

TIỂU ĐÊM

Nếu chứng tiểu đêm của bạn là do thuốc, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có thể thay đổi phác đồ điều trị khác phù hợp.

Điều trị chứng tiểu đêm có thể sử dụng các thuốc, chẳng hạn như:

  • thuốc kháng cholinergic: giúp làm giảm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức
  • desmopressin: khiến thận của bạn sản xuất ít nước tiểu hơn vào ban đêm

Tiểu đêm có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng tiểu, nó có thể trầm trọng và tiến triễn nặng hơn nếu không được điều trị ngay. Tiểu đêm do một bệnh lý tiềm ẩn thường sẽ chấm dứt khi tình trạng bệnh được điều trị thành công. Vì vậy nếu bạn cảm thấy có bất kỳ điều gì nghi ngờ về tình trạng bệnh của mình, hãy tìm ngay đến bác sĩ để được phát hiện và điều trị sớm nhất.

Xem thêm thông tin tại đây.

Đang xem: Tiểu đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng