Bệnh tim mạch

Huyết khối tĩnh mạch và những cách điều trị cần biết

Huyết khối tĩnh mạch và những cách điều trị cần biết

1. Huyết khối tĩnh mạch là gì?

Huyết khối tĩnh mạch là hiện tượng có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch. Gây tắc nghẽn dòng máu đi về tim làm xuất hiện các triệu chứng tại chỗ và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông di chuyển đến nơi khác. Bài này chúng ta chủ yếu đề cập tới cách điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng máu đông ở tĩnh mạch sâu (thường là bắp chân hoặc đùi) hoặc vùng chậu.

Huyết khối tĩnh mạch

 

2. Tại sao lại bị bệnh huyết khối tĩnh mạch?

Có nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên sự hình thành của huyết khối, được khái quát bởi ba yếu tố quan trọng: Ứ trệ tuần hoàn, tăng đông, tổn thương tế bào lót ở trong mạch máu (tế bào nội mô).

Sự phối hợp của ba yếu tố này được ví như “kiềng ba chân” làm khởi phát quá trình đông máu và hình thành cục huyết khối lòng mạch. Tuy nhiên, mỗi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên mỗi cái “kiềng” này:

Ứ trệ tuần hoàn

Nằm lâu, bất động kéo dài, sau phẫu thuật, suy van tĩnh mạch…

Tăng đông

Phẫu thuật, bệnh lý ác tính, rối loạn chức năng đông máu, thai kỳ, đột biến gen …

Tổn thương lớp tế bào bên trong mạch máu

Phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng, xơ vữa,…

3. Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch

Một số biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch nông:

  • Đau nhức âm ỉ vị trí mạch máu.
  • Sưng tấy, đỏ đau.
  • Có thể sờ được mạch máu viêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu triệu chứng thường ở chân và có phần mơ hồ hơn. Nhưng âm thầm và có nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn nếu biến chứng xảy ra. Một số dấu hiệu có thể thấy:

  • Đau mức độ có thể thay đổi từ cảm giác nặng chân, tăng khi đi lại cho đến đau nhức dữ dội.
  • Sưng nề, quan sát sẽ có thể thấy sự khác biệt giữa hai chân.
  • Có thể đỏ da hoặc màu sắc bất thường.
  • Sờ da vùng đó ấm nóng.
  • Khi có biến chứng, một số dấu hiệu cấp tính báo động có thể xuất hiện:
  • Đột ngột khó thở dữ dội.
  • Đau ngực mỗi một lúc càng nặng hơn.
  • Xay xẩm, hoa mắt, ngất xỉu.
  • Ho ra máu.

4. Chẩn đoán bệnh huyết khối tĩnh mạch

Tuỳ vào triệu chứng, cơ địa, tiền căn huyết khối của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xếp nhóm nguy cơ và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng huyết khối. Các phương tiện, xét nghiệm thường dùng nhất là D-dimer trong máu, siêu âm mạch máu và chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (hay gọi là CT scan).

5. Phác đồ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu

5.1. Điều trị kháng đông

Đa số các bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ phải nhập viện điều trị, nhưng do sự tiện lợi của thuốc Heparin trọng lượng phân tử thấp, nên một số bệnh nhân có thể điều trị tại nhà cùng với sự chăm sóc của nhân viên y tế. Để điều trị tại nhà, bệnh nhân cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Huyết khối nhỏ
  • Triệu chứng ít
  • Có thể đi bộ được và là người năng động
  • Sẽ phải mang băng thun trước rồi khi giảm phù sẽ dùng vớ/tất áp lực
  • Có thể tự tiêm thuốc được
  • Không có các bệnh khác, không khó thở và không nghi ngờ thuyên tắc phổi
  • Tuân thủ y lệnh tốt.

Điều trị kháng đông đầy đủ chính là phương pháp điều trị chính trong bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Bắt đầu quá trình điều trị bằng Heparin, sau đó chuyển sang dẫn xuất Coumarin nhằm chống tái phát. Thuốc kháng đông làm loãng máu khiến cho máu khó đông.

Thuốc Heparin giúp phòng tránh huyết khối và ngăn cản các cục huyết khối sẵn có phát triển thêm. Những loại thuốc này không thể làm tan cục huyết khối đã hình thành. Heparin có tác dụng nhanh song cần phải dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc được sử dụng từ 5 - 7 ngày đầu.

Thuốc kháng đông dẫn xuất Coumarin (Warfarin): Sau khi sử dụng thuốc Heparin dạng tiêm, bệnh nhân sẽ được chuyển sang sử dụng thuốc kháng đông dạng viên có dẫn xuất Coumarin trong 6 tháng.

Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân cần làm xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu thường xuyên. Để đảm bảo nồng độ thuốc vừa đủ để phòng chống hình thành huyết khối, nhưng không gây ra tình trạng xuất huyết. Bởi các thuốc kháng đông sẽ gây ra tình trạng xuất huyết nếu sử dụng quá liều lượng.

5.2. Điều trị tan huyết khối

Phương pháp điều trị tan huyết khối (tiêu sợi huyết) là phương pháp điều trị lý tưởng để làm tiêu cục huyết khối đã hình thành và duy trì chức năng các van tĩnh mạch. Phương pháp điều trị tan huyết khối được tiến hành như sau: bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ sử dụng một catheter để đưa thuốc làm tan huyết khối tới thẳng vị trí cục máu đông.

Người ta đã tiến hành thử nghiệm nhằm so sánh tác dụng của phương pháp điều trị tiêu sợi huyết và phương pháp điều trị kháng đông tiêu chuẩn thì thu được kết quả như sau

  • Huyết khối mất hoàn toàn ở 45% bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết.
  • Huyết khối mất hoàn toàn ở 4% bệnh nhân điều trị kháng đông tiêu chuẩn.

Như vậy điều trị tan huyết khối có tác dụng làm tan cục máu đông đã hình thành tốt hơn phương pháp điều trị kháng đông bằng Heparin. Thậm chí thuốc tan huyết khối có thể làm tan được các cục máu đông có kích thước rất lớn. Tuy nhiên nó có nguy cơ gây biến chứng xuất huyết và đột quỵ cao hơn. Do đó, thuốc tan huyết khối được lựa chọn sử dụng khi:

  • Bệnh nhân có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi.
  • Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở tay.

5.3. Điều trị bằng phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật lấy huyết khối, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ thường được sử dụng khi bệnh nhân không sử dụng được thuốc kháng đông hoặc đã dùng thuốc kháng đông nhưng thất bại.

Phẫu thuật mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối: thường sử dụng khi bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc). Các bệnh nhân này nếu không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, do các mô không được cung cấp đầy đủ máu và oxy. Biến chứng hoại tử rất nghiêm trọng bởi nó có thể dẫn tới phải cắt cụt chi.

Phương pháp phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ: Phương pháp này sử dụng một dụng cụ lọc đặc biệt bằng kim loại để bảo vệ, chống thuyên tắc phổi ở những bệnh nhân không thể dùng được thuốc kháng đông. Tĩnh mạch chủ chính là tĩnh mạch lớn nằm trong ổ bụng, nơi đưa máu trở về tim và phổi. Lưới lọc tĩnh mạch chủ sẽ ngăn cản không cho huyết khối bong ra từ các tĩnh mạch chi dưới di chuyển đến phổi.

Lưới lọc tĩnh mạch chủ sẽ được đưa vào đúng vị trí bằng một catheter xuyên qua một trong các vị trí sau

  • Tĩnh mạch đùi
  • Tĩnh mạch cổ
  • Tĩnh mạch cánh tay.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch

 

Lưu ý trong điều trị: Nói chung điều trị dựa vào nhiều yếu tố, không hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể khác nhau. Và sử dụng thuốc kháng đông chưa bao giờ là dễ dàng, vì bản thân chúng cũng có thể gây ra nhiều tai biến nguy hiểm. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị để có phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho bản thân

6. Phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch

  • Thay đổi lối sống tích cực: Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát cân nặng, thường xuyên vận động thể dục thể thao.
  • Tránh nằm/ngồi bất động kéo dài, đặc biệt là đối tượng lớn tuổi. Khi ở trên các phương tiện ngồi lâu như tàu hoả, máy bay, nên thỉnh thoảng đi lại nhẹ nhàng.
  • Vận động nhẹ nhàng, vừa sức sau phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cố gắng không để đôi chân của bạn “nằm yên” quá lâu.

Xem thêm bài viết khác: Bệnh nhồi máu não

 

Đang xem: Huyết khối tĩnh mạch và những cách điều trị cần biết

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng