Kem bôi dùng tại chỗ Clindamycin - Kháng sinh nhóm Lincosamid
Thông tin dành cho chuyên gia
Clindamycin là một loại kháng sinh lincosamid được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn kỵ khí, liên cầu, tụ cầu và phế cầu nhạy cảm gây ra. |
Nguồn gốc: Clindamycin là một loại kháng sinh lincosamid bán tổng hợp được sử dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm trùng nghiêm trọng do các vi sinh vật nhạy cảm cũng như bôi tại chỗ cho mụn trứng cá. Nó có một phổ hoạt động tương đối hẹp bao gồm vi khuẩn kỵ khí cũng như cầu khuẩn và trực khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Điều thú vị là clindamycin dường như mang một số hoạt tính chống lại động vật nguyên sinh, và đã được sử dụng ngoài nhãn hiệu trong điều trị bệnh toxoplasmosis, bệnh sốt rét và bệnh lê dạng trùng.
Clindamycin có nguồn gốc và đã thay thế phần lớn lincomycin , một lincosamid có trong tự nhiên và là thành viên cùng tên của nhóm kháng sinh này, do các đặc tính được cải thiện so với hợp chất gốc. Tên lincomycin có nguồn gốc từ Lincoln, Nebraska, nơi nó lần đầu tiên được phân lập từ vi khuẩn Streptomyces lincolnensis được tìm thấy trong một mẫu đất.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Clindamycin
Tên biệt dược thường gặp: Azaroin, Dalacin, Dalacin T, Clindastad 150mg, Acanya, Benzaclin, Biacna, Cleocin, Cleocin-T, Clindacin, Clindagel, Clindesse, Clindoxyl, Dalacin,...
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nang, dung dịch tiêm, gel, viên đạn, nang đặt âm đạo.
Các loại hàm lượng:
Viên nang (clindamycin hydroclorid): 75 mg, 150 mg và 300 mg, Cốm pha dung dịch uống (clindamycin palmitat hydroclorid): 75 mg/5 ml,
Dạng tiêm (clindamycin phosphat): 150 mg/ml, 300 mg/2 ml, 600 mg/4 ml, 900 mg/6 ml.
Dạng dùng tại chỗ: Kem bôi (clindamycin phosphat) 1%, 2%; miếng gạc bão hòa dung dịch 1%, dung dịch 1%.
Viên đạn, nang đặt âm đạo: 100 mg.
3. Chỉ định
Mụn trứng cá nhẹ đến vừa, đặc biệt là những thương tổn bị viêm.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm Lincosamid
Cơ chế tác dụng:
Clindamycin thuộc nhóm lincosamid, là một kháng sinh bán tổng hợp dẫn xuất của lincomycin lấy từ môi trường nuôi cấy Streptomyces lincolnensis. Clindamycin có tác dụng kìm khuấn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ thuốc đạt được ở vị trí nhiễm khuấn và mức độ nhạy cảm của vi khuấn đối với thuốc. Clindamycin palmitat hydroclorid và clindamycin phosphat không có hoạt tính cho tới khi được thủy phân nhanh in vivo thành clindamycin tự do có hoạt tính. Clindamycin ức chế tổng hợp protein ở vi khuấn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom, tác dụng chính là ức chế sự tạo thành các liên kết peptid. Vị trí tác dụng của clindamycin cũng giống vị trí tác dụng của erythromycin, lincomycin và cloramphenicol.
Phổ kháng khuẩn
Nhạy cảm: Vi khuẩn Gram dương ưa khí: Streptococci, Staphylococci, Bacillus anthracis và Corynebacterium diphteriae. Vi khuẩn Gram dương kỵ khí: Eubacterium, Propionibacterium, Peptococcus và Peptostreptococcus spp., nhiều chủng Clostridium perfringens và C. tetani.
Một số chủng Actinomyces spp. và Nocardia asteroides.
Một vài hoạt tính kháng Toxoplasma gondii và Plasmodium spp.
Kháng thuốc
Cơ chế kháng thuốc mắc phải của vi khuấn đối với clindamycin là do methyl hóa RNA trong tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuấn; kiểu kháng này thường qua trung gian plasmid. Kháng thuốc xảy ra ở mức độ khác nhau trên các vùng miền theo phân bố địa lý. Có sự kháng chéo giữa clindamycin, lincomycin và erythromycin vì những thuốc này đều tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuấn.
4.2. Dược động học
Hấp thu
Một lượng nhỏ clindamycin có thể được hấp thu sau khi dùng chế phấm tại chỗ trên da. Sinh khả dụng từ các chế phấm dùng tại chỗ dạng hydroclorid và phosphat thứ tự khoảng 7,5% và 2%. Khoảng 5% liều kem dùng đường âm đạo và khoảng 30% viên đặt âm đạo được hấp thu vào cơ thể.
Phân bố
Clindamycin được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thể, gồm cả xương, nhưng sự phân bố không đạt được nồng độ có ý nghĩa lâm sàng trong dịch não tủy.
Thuốc khuyếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn thai; thuốc cũng có xuất hiện trong sữa mẹ và có nồng độ cao trong mật. Thuốc tích lũy trong bạch cầu và đại thực bào.
Trên 90% nồng độ clindamycin trong vòng tuần hoàn liên kết với protein huyết tương.
Chuyển hóa
Clindamycin có thể chuyển hóa ở gan tạo thành chất chuyển hóa N-demethyl và sulfoxid có hoạt tính và một số chất chuyển hóa khác không có hoạt tính.
Thải trừ
Thời gian bán thải của thuốc là 2 – 3 giờ nhưng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh thiếu tháng và những người bệnh suy thận nặng.
Khoảng 10% liều được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính hay chất chuyển hóa và khoảng 4% bài tiết qua phân; số còn lại bài tiết chậm dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính sau vài ngày.
Không thể thải loại clindamycin một cách có hiệu quả bằng thấm tích máu hoặc thấm phân màng bụng.
* Nhi khoa
Đối với trẻ em nồng độ đỉnh đạt được trong khoảng 1 giờ.
* Người già
Tuổi tác không làm thay đổi dược động học của clindamycin nếu chức năng gan thận bình thường.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng gel bôi (kem bôi) dùng ngoài da. Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc
Người lớn và thanh thiếu niên: Dùng clindamycin gel một lần mỗi ngày vào buổi tối, bôi thuốc lên vùng da bị bệnh sau khi đã rửa sạch và lau khô, xoa nhẹ nhàng cho thuốc ngấm vào da.
Sử dụng cho trẻ em: Chưa xác minh được tính an toàn và hiệu quả của clindamycin gel trên trẻ em dưới 12 tuổi, do ở nhóm tuổi này hiếm khi có mụn trứng cá.
Sử dụng ở người cao tuổi: Không có khuyến cáo đặc biệt.
Khi điều trị với clindamycin gel, không nên dùng liên tục vượt quá 12 tuần.
5.2. Chống chỉ định
Người bệnh mẫn cảm với clindamycin, lincomycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt bị viêm đại tràng và ngừng ngay khi xuất hiện tiêu chảy hoặc viêm đại tràng, ở bệnh nhân nữ trung niên và cao tuổi dễ xảy ra tiêu chảy nghiêm trọng hoặc viêm đại tràng giả mạc.
Cần thận trọng ở những bệnh nhân dị ứng.
Kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận và tế bào máu ở những bệnh nhân điều trị dài ngày và ở trẻ em.
Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.
Khuyến cáo điều chỉnh liều dùng và định kỳ phân tích enzym gan cho các bệnh nhân suy gan nặng.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Sử dụng ở người lái xe và vận hành máy móc: Không ảnh hưởng
5.4. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là khô da. Tiêu chảy, tiêu chảy phân có máu và viêm ruột kết (kể cả viêm kết tràng giả mạc) đã được mô tả ở những bệnh nhân điều trị bằng clindamycin tác dụng tại chỗ.
Các tác dụng khác được mô tả sau khi sử dụng clindamycin tại chỗ như sau:
Tác dụng tại chỗ: viêm da tiếp xúc, kích ứng (ban đỏ, tróc vảy, cảm giác bỏng rát), nhờn da, viêm nang do vi khuẩn Gram âm.
Tác dụng toàn thân: đau bụng, các bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng | x | |||||
Sốc phản vệ | x | ||||||
Hệ thần kinh | Kích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt | x | |||||
Phản ứng loạn thần | x | ||||||
Co giật, buồn ngủ | x | ||||||
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ | x | ||||||
Mắt | Rối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng) | x | |||||
Tim | Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua) | x | |||||
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp | x | ||||||
Máu | Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính hồi phục được. | x | |||||
Gan | Tăng transaminase gan hồi phục được | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Buồn nôn, nôn, tiêu chảy do Clostridium difficile. | x | |||||
Da và mô dưới da | Anhidrosis, mày đay, phát ban | x | |||||
Thận và tiết niệu | Ức chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu | x |
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Chưa xác minh được tính có hại của thuốc đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, không được dùng trong thời kỳ có thai và cho con bú.
Cho con bú
Chưa xác minh được tính có hại của thuốc đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, không được dùng trong thời kỳ có thai và cho con bú.
Khả năng sinh sản
Các nghiên cứu về khả năng sinh sản ở chuột được điều trị bằng đường uống với clindamycin cho thấy không có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc giao phối.
5.6. Tương tác thuốc
Clindamycin có thể làm tăng tác dụng của các tác nhân phong bế thần kinh cơ, bởi vậy chỉ nên sử dụng rất thận trọng khi người bệnh đang dùng các thuốc này. Clindamycin không nên dùng đồng thời với những thuốc sau:
Thuốc tránh thai steroid uống, vì làm giảm tác dụng của những thuốc này.
Erythromycin, vì các thuốc này tác dụng ở cùng một vị trí trên ribosom vi khuẩn, bởi vậy liên kết của thuốc này với ribosom vi khuẩn có thể ức chế tác dụng của thuốc kia.
Diphenoxylat, loperamid hoặc opiat (những chất chống nhu động ruột), những thuốc này có thể làm trầm trọng thêm hội chứng viêm đại tràng do dùng clindamycin, vì chúng làm chậm thải độc tố
Hỗn dịch kaolin – pectin, vì làm giảm hấp thu clindamycin.
Tác nhân dối kháng vitamin K.
Các thử nghiệm đông máu (PT/ INR) và/ hoặc chảy máu đã được báo cáo ở những bệnh nhân điêu trị với clindamycin kết hợp với thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ: warfarin acenocoumarol và fluindion). Do đó, các xét nghiệm đông máu cần được theo dõi thường xuyên những bệnh nhân điều trị bằng thuốc đối kháng vitamin K.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Chưa có dữ liệu đầy đủ về sử dụng quá liều.
Xử trí
Nếu vô tình bị clindamycin dạng gel bôi bám vào mắt và/ hoặc màng nhầy, hãy rửa bằng nước lạnh ngay lập tức. Trong trường hợp quá liều hay sử dụng một cách vô ý, hãy báo cho bác sĩ biết hoặc liên lạc với bệnh viện nơi gần nhất để được điều trị, luôn đảm bảo có sự kiểm soát về mặt y tế.
Viết bình luận