Thuốc, hoạt chất

Thuốc thụt trực tràng Polystyren - Thuốc giải độc

Thuốc thụt trực tràng Polystyren - Thuốc giải độc

Thuốc thụt trực tràng Polystyren - Thuốc giải độc

Thông tin dành cho chuyên gia


Polystyren sulfonat là các polyme có nguồn gốc từ polystyren bằng cách bổ sung các nhóm chức sulfonat. Chúng được sử dụng rộng rãi như các loại nhựa trao đổi ion để loại bỏ các ion như kali, calci và natri khỏi các dung dịch trong các ứng dụng kỹ thuật hoặc y tế.

Nguồn gốc: Polystyren sulfonat thường được cung cấp ở dạng natri hoặc calci. Nó được sử dụng như một chất kết dính kali trong bệnh thận cấp tính và mãn tính cho những người bị tăng kali máu (nồng độ kali huyết thanh cao bất thường). Nó có thể được dùng bằng đường uống hoặc thụt qua đường trực tràng.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Polystyren sulfonat

Tên biệt dược thường gặp: Kalira, Kalibt Granule , Kazelaxat , Resonium A 

Polystyren

 


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Thuốc bột (dùng qua đường trực tràng)

Các loại hàm lượng: Natri polystyren sulfonat 15 g, calci polystyren sulfonat 5  g  


3. Chỉ định

Tăng Kali máu ở người bị bệnh thận hoặc thẩm phân.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc giải độc, điều trị tăng kali

Natri/calci polystyren sulfonat là một resin trao đổi ion dương. Ái lực của resin với ion kali mạnh hơn nhiều so với ion natri. Vì vậy khi tiếp xúc với trực tràng, resin phòng thích ion natri/calci để kết hợp với ion kali, từ đó bài tiết qua phân. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc nhiều hơn là nồng độ kali.

4.2. Dược động học

Nhựa trao đổi ion có kích thước hạt từ 5 - 10 micromet không được hấp thụ từ đường tiêu hóa và được thải toàn bộ qua phân


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Người lớn: Thường dùng cho các bệnh nhân bị nôn mửa hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa trên, bao gồm cả trường hợp liệt ruột hoặc nó có thể được sử dụng đồng thời với đường uống để đạt kết quả nhanh hơn. Liều đơn 30 g pha voi 150 mL nước hoặc hoặc dung dịch dextrose 10%, dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài, nên kê cao hông bằng gối hoặc đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế gối-ngực (knee-chest position). Sau thời gian lưu giữ thuốc cần thiết, cần thuốc khỏi trực tràng. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dừng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.

Trẻ em: Liều ban đầu thích hợp là 1 g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần, trong trường hợp tăng kali máu cấp tính. Liều dùng có thể được giảm đến 0,5 g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần để điều trị duy trì. Pha thuốc với tỷ lệ như ở người lớn (1 g thuốc trong 5 mL nước hoặc hoặc dung dịch dextrose 10%), dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài, nên kê cao hông bằng gói hoặc đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế gối-ngực (knee-chest position). Sau thời gian lưu giữ thuốc cần thiết, cần loại bỏ thuốc khỏi trực tràng. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.

5.2. Chống chỉ định

  • Tiền sử quá mẫn với các loại nhựa polystyren sulfonat. 
  • Bệnh đường ruột tắc nghẽn.
  • Bệnh nhân có nồng độ kali trong huyết tương dưới 5 mmol/l

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Nghi ngờ bị táo bón, hẹp đường tiêu hóa (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).
  • Loét đường tiêu hóa (do có thê làm trầm trọng thêm triệu chứng).
  • Có triệu chứng bệnh tim, cao huyết áp, bị sưng phù tay hoặc chân.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Tim
 
Nhịp tim không đều     x
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtHo, sốt, ớn lạnh, viêm họng, khó thở, tức ngực   x  
Hệ tiêu hóaNôn ra máu   x  
Táo bón, khô miệng, ăn không ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày     x
Cơ xươngCo giật, chuột rút      x
Thận và tiết niệuGiảm lượng nước tiểu     x

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng polystyren sulfonat cho phụ nữ có thai.

Cho con bú

Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng polystyren sulfonat cho phụ nữ cho con bú.

5.6. Tương tác thuốc

  • Sorbitol:  Hẹp đường tiêu hóa, thiếu máu cục bộ đường ruột và các biến chứng.
  • Tác nhân trao đổi cation: Có thể làm giảm hiệu quả liên kết kali của thuốc. 
  • Thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng tạo cation không hấp thu được: Đã có báo cáo về tình trạng nhiễm kiềm toàn thân sau khi sử dụng đồng thời nhựa trao đổi cation và thuốc nhuận tràng và thuốc kháng acid trao đổi cation không hấp thu được như magiê hydroxit và nhôm cacbonat. 
  • Nhôm hydroxit: Tắc ruột do sự kết tụ nhôm hydroxit đã được báo cáo khi nhôm hydroxit kết hợp với nhựa. 
  • Thuốc tương tự digitalis: Tác dụng độc hại của digitalis trên tim, đặc biệt là các rối loạn nhịp thất khác nhau và phân ly nút nhĩ thất có khả năng trầm trọng hơn nếu tình trạng hạ kali máu xảy ra. 
  • Lithium: Có thể giảm hấp thu lithium. 
  • Levothyroxine: Có thể giảm hấp thu levothyroxine.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng của hạ kali máu nặng dần, bao gồm kích thích, lú lẫn, chậm tư duy, yếu cơ, tăng phản xạ và cuối cùng là liệt cơ. Có thể dẫn đến hậu quả trầm trọng là ngưng thở.

Xử trí 

Dùng các biện pháp thích hợp để cân bằng điện giải (kali, calci). Loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách dùng thuốc xô hoặc thuốc thụt.

Đang xem: Thuốc thụt trực tràng Polystyren - Thuốc giải độc

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng