Thuốc uống ebastin - Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Thông tin dành cho chuyên gia
Ebastin là một chất đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay. |
Nguồn gốc: Ebastin đang được nghiên cứu trong điều trị Hội chứng ruột kích thích (IBS). Ebastin đã được nghiên cứu để điều trị bệnh mề đay.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Tên hoạt chất: Ebastin
Tên biệt dược thường gặp: Ebastin OD DWP 10mg, Ebastine Normon 10 mg Orodispersible Tablets, Cebastin 10, Atirin suspension, Ocebaten, Ebasitin, Ebasitin Normon 10 mg, Amtrifox, Ebastine Normon 10 mg Orodispersible Tablets, Nadyestin 20, Blosatin 10, Meyerbastin 10,...
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Viên nén bao phim, viên nén phân tán trong miệng, hỗn dịch uống
Các liều thường dùng: Ebastin 5 mg, Ebastin 10 mg, Ebastin 20 mg
3. Chỉ định
- Viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), có hoặc không kèm viêm kết mạc dị ứng.
- Nổi mề đay vô căn mạn tính.
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Thuốc kháng Histamin thế hệ 1
Thuốc có tác dụng lâu dài và chọn lọc
4.2. Dược động học
Hấp thu
Sau khi uống, Ebastin được hấp thu nhanh và chuyển hóa thành carebastin có hoạt tính dược lý
Phân bố, chuyển hóa
- Sau khi uống một liều duy nhất 10 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương và của carebastin là 80 -100 ng / ml trong 2,6 - 4 giờ.
- Thời gian bán thải của carebastin từ 15-19 giờ.
- Sau khi uống lặp lại 1 viên/1 ngày, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt từ 130 - 160 ng/ml và ổn định từ 3 - 5 ngày.
Thải trừ
66% carebastin được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa liên hợp.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dạng viên nén ebastin 10 mg
- Viêm mũi dị ứng: 1-2 viên/ngày.
- Mày đay vô căn mạn tính: 1 viên/ngày
- Người bị suy gan nhẹ tới vừa: tối đa 1 viên 1 ngày
- Nếu quên liều, dùng ngay khi nhớ ra.
- Không được dùng gấp đôi liều với mục đích bù lại cho liều đã quên.
- Trong trường hợp gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và dùng đúng theo lịch trình bình thường.
5.2. Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn với ebastin và các thành phần của thuốc
- Suy gan nặng
- Trẻ em dưới 12 tuổi do thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả
5.2. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Hội chứng QT kéo dài: là hội chứng rối loạn nhịp tim có thể gây ra tim nhanh, tim đập hỗn loạn.
- Hạ kali máu
- Đang điểu trị với thuốc làm kéo dài QT hoặc ức chế hệ thống enzym CYP3A4 (nhóm azol, nhóm macrolid, như: ketoconazol, itraconazol, erythromycin, clarithromycin, josamycin...)
- Ebastin nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận hoặc gan nhẹ đến trung bình
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai, dự định có thai hoặc cho con bú.
5.3. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Chung | Suy nhược, phù nề | x | |||||
Hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng nặng | x | |||||
Sốc phản vệ | x | ||||||
Hệ thần kinh | Buồn ngủ, đau đầu | x | |||||
Chóng mặt, căng thẳng | x | ||||||
Tim | Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh | x | |||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Viêm họng, viêm xoang, viêm mũi | x | |||||
Hệ tiêu hóa | Khó tiêu | x | |||||
Khô miệng | x | ||||||
Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa | x | ||||||
Gan | Xét nghiệm gan bất thường | x | |||||
Da và mô dưới da | Viêm da, mày đay, phát ban | x | |||||
Hệ sinh sản | Rối loạn kinh nguyệt | x | |||||
Thận và tiết niệu | Bí tiểu | x |
5.4. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Sự an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai chưa được xác định nên cần thận trọng.
Cho con bú
Sự an toàn của thuốc đối với phụ nữ cho con bú được xác định nên cần thận trọng.
5.5. Tương tác thuốc
Không khuyến khích dùng đồng thời với: Ketoconazol, itraconazol, erythromycin, clarithromycin, josamycin. Do gia tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp thất ở những người nhạy cảm.
Không nên uống thuốc gần bữa ăn (ngay trước hoặc ngay sau hoặc trong bữa ăn) do làm tăng nhẹ nồng độ thuốc.
Không nên dùng chung với rượu và thuốc lá vì có thể tương tác
5.6. Quá liều
Các triệu chứng
Trong các nghiên cứu tiến hành với một liều lượng cao, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng
Xử trí
Không có thuốc giải độc cho ebastin.
Trong trường hợp quá liều, liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc dịch vụ y tế khẩn cấp, đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời: rửa dạ dày, giám sát chức năng quan trọng bao gồm cả điện tâm đồ và điều trị triệu chứng ngộ độc.
Viết bình luận