Nghiên cứu khoa học

CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VỀ TÁC DỤNG CỦA DẦU CÁ ĐỐI VỚI XƯƠNG KHỚP

CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VỀ TÁC DỤNG CỦA DẦU CÁ ĐỐI VỚI XƯƠNG KHỚP

NORSK LEDD

1. Nghiên cứu lâm sàng 1

Ảnh hưởng axit béo omega-3 đối với phản ứng viêm của bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp đã được kiểm tra. 

Nghiên cứu tiến hành ngẫu nhiên với sự tham gia của 32 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoạt động, kéo dài 12 tuần với một nhóm được cho sử dụng acid béo omega-3 (3,6 g mỗi ngày) và một nhóm được cho sử dụng giả dược. Các chất tiền viêm cytokine trong huyết tương được đo và ghi nhận kết quả trước và sau khi sử dụng acid béo omega-3 và giả dược.

Kết quả cho thấy nồng độ Interleukin-1 beta (một chất gây ra phản ứng viêm) trong huyết tương giảm đáng kể sau 12 tuần bổ sung dầu cá (p < 0,03) và không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy trong nhóm sử dụng giả dược.

Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện ở nhóm dùng dầu cá, nhưng không được cải thiện ở nhóm dùng giả dược, được đánh giá bởi chỉ số khớp của Ritchie (p < 0,02).

Do đó, có thể kết luận rằng việc bổ sung axit béo n-3 trong chế độ ăn uống làm giảm đáng kể nồng độ IL-1 beta trong huyết tương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp [1].

2. Nghiên cứu lâm sàng 2
Tác dụng của dầu cá trong bệnh viêm khớp dạng thấp được nghiên cứu trong bối cảnh điều trị viêm khớp dạng thấp sớm. Nghiên cứu này đã kiểm tra tác động của dầu cá liều cao so với liều thấp trong điều trị viêm khớp dạng thấp sớm bằng cách sử dụng phác đồ 'điều trị theo mục tiêu' gồm các thuốc chống thấp khớp được điều chỉnh theo bệnh của từng bệnh nhân (DMARD).

Thử nghiệm được tiến hành trên 3 nhóm bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp < 12 tháng và bệnh nhân được dùng methotrexate (MTX), sulphasalazine và hydroxychloroquine, và liều DMARD được điều chỉnh phù hợp với mức độ bệnh. 

- Nhóm 1: không sử dụng acid béo omega-3
- Nhóm 2: sử dụng acid béo 5,5 g/ngày, tương ứng omega-3, axit eicosapentaenoic + axit docosahexaenoic.
- Nhóm 3: sử dụng acid béo 0,4 g/ngày, tương ứng omega-3, axit eicosapentaenoic + axit docosahexaenoic.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ thuyên giảm bệnh viêm khớp dạng thấp ở các bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc viêm khớp khi dùng acid béo liều cao đáng kể hơn so với nhóm đối chứng và nhóm dùng liều thấp [2].
3. Nghiên cứu lâm sàng 3

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung axit béo không bão hòa đa omega-3 (n-3 PUFA) lên các biến chứng bệnh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được tiến hành ở 51 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hoạt động trong 12 tuần. Chia các bệnh nhân thành 2 nhóm đối tượng:
- Nhóm 1: không sử dụng omega-3 PUFA
- Nhóm 2: sử dụng omega-3 PUFA (3,6 g)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện đáng kể tình trạng cứng khớp vào buổi sáng và đau khớp. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kết luận: Chế độ ăn bổ sung omega-3 PUFA ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở bệnh nhân [3].
4. Nghiên cứu lâm sàng 4

Mục tiêu: Xác định hiệu quả của việc bổ sung axit béo có nguồn gốc từ dầu cá (omega-3) (3-6 viên/ngày) ở những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp có lượng axit béo (omega-6) trong chế độ ăn kiêng < 10 g / ngày, so với bổ sung viên nang dầu ô liu / dầu ngô trong khoảng thời gian 15 tuần.

Phương pháp: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược trong 15 tuần để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung lên các biến số lâm sàng ở 50 đối tượng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có chế độ ăn uống nền tự nhiên ít axit béo (omega-6). Dầu cá chứa 60% (omega-3) axit béo được bổ sung với tỷ lệ 40 mg/kg thể trọng.

Kết quả: Phân tích 9 biến số lâm sàng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p <0,02) giữa nhóm chứng và nhóm điều trị. Năm đối tượng trong nhóm điều trị và 3 đối tượng trong nhóm đối chứng đáp ứng tiêu chí cải thiện 20% theo thang American College of Rheumatology. Chế độ ăn bổ sung dẫn đến sự gia tăng đáng kể axit eicosapentaenoic trong huyết tương và lipid bạch cầu đơn nhân ở nhóm được bổ sung.
Kết luận: Các phát hiện cho thấy rằng việc bổ sung dầu cá cung cấp (omega-3) axit béo với liều 40 mg/kg thể trọng/ngày, với lượng axit béo (omega-6) dưới 10 g/ngày trong chế độ ăn uống nền giúp cải thiện tình trạng lâm sàng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp [4].

Tài liệu tham khảo

[1] Espersen GT, Grunnet N, Lervang HH et al. Decreased interleukin-1 beta levels in plasma from rheumatoid arthritis patients after dietary supplementation with n-3 polyunsaturated fatty acids. Clin Rheum 1992;11(3):393-395.

[2] Faarvang KL, Nielsen, Thomsen BS et al. Fish oil and rheumatoid arthritis: a randomised double-blind study. Ugeskrift Laeger 1994;156:3495-3498.

[3] Nielsen GL, Faarvang BS, Thomsen BS et al. The effects of dietary supplementation with n-3 polyunsaturated fatty acids in patients with rheumatoid arthritis. Eur J Clin Invest 1992;22:687-691.

[4] Volker DH, Fitzgerald P, Major G et al. Efficacy of a fish-oil concentrate in the treatment of rheumatoid arthritis. J Rheumatol 2000;27:2343-2346

Xem thêm bài viết tại đây. 

 

Đang xem: CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VỀ TÁC DỤNG CỦA DẦU CÁ ĐỐI VỚI XƯƠNG KHỚP

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng