Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Dinatri calci edetat (Edetat calcium disodium) - Thuốc giải độc kim loại nặng

Thuốc tiêm Dinatri calci edetat (Edetat calcium disodium) - Thuốc giải độc kim loại nặng

Thuốc tiêm Dinatri calci edetat (EDTA, Edetat calcium disodium) 

Thuốc giải độc kim loại nặng

Thông tin dành cho chuyên gia


Edetat calci disodium, hay còn được gọi là Dinatri calci edetat (Natri calci EDTA)  cùng với một số các tên gọi khác, là một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị ngộ độc chì. Chúng có thể chữa cho cả ngộ độc chì ngắn hạn và dài hạn. Đối với bệnh độc não, thuốc thường được sử dụng phối hợp cùng với dimercaprol. Chúng có vẻ không hữu ích đối với độc tính tetraethyllead. Thuốc này được tiêm chậm vào tĩnh mạch hoặc vào cơ bắp.

Nguồn gốc: EDTA  là một hóa chất được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp, thực phẩm và cả y tế. EDTA có công thức hóa học là: C10H16N2O8, được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1935 bởi Ferdinand Münz. Trong y học ngày nay muối natri canxi edetat được sử dụng để liên kết các ion kim loại trong quá trình điều trị nhiễm độc thủy ngân và nhiễm độc chì, điều trị các biến chứng của truyền máu nhiều lần bằng cách loại bỏ lượng sắt dư thừa và thường được áp dụng để điều trị bệnh thalassemia, và rất nhiều công dụng khác.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Edetates (calcium – EDTA, Edetat calcium disodium, Dinatri cai edetat)

Tên biệt dược thường gặp: Edetates (calcium – EDTA, Edetat calcium disodium), Dinatri Calci Edetat, Natri calxi EDTA

Edetates (calcium – EDTA, Edetate calcium disodium), Dinatri Calci Edetat, Natri calxi EDTA


2. Dạng bào chế

Thuốc tiêm: 200 mg/ml (5 ml).

Thuốc kem bôi da: Natri calci edetat 10%, điều trị tổn thương và nhạy cảm của da đối với kim loại nặng.


3. Chỉ định

  • Ngộ độc chì cấp và mạn tính, bệnh não do chì. 
  • Có thể có ích trong điều trị ngộ độc kẽm, crôm, mangan, nickel, cadimi, sắt, đồng, thori, urani, plutoni, yttri và một số nguyên tố phóng xạ khác, nhưng không có tác dụng trong điều trị ngộ độc thủy ngân, vàng hoặc arsen. 
  • Dùng bổ trợ trong chẩn đoán ngộ độc chì.

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Dinatri calci edetat làm giảm nồng độ chì trong máu và trong các nơi tích lũy chì ở cơ thể. Calci trong Natri calci EDTA được thay thế bằng những kim loại hóa trị 2 và 3, đặc biệt là chì để tạo một phức hòa tan bền vững có thể bài tiết qua nước tiểu. Natri calci EDTA được bão hòa với calci, do vậy có thể được dùng tiêm tĩnh mạch với một lượng tương đối lớn mà không gây bất kỳ thay đổi đáng kể nào về nồng độ calci trong huyết thanh hoặc trong toàn cơ thể.

Natri calci EDTA đường tiêm làm tăng sự thải trừ kẽm trong nước tiểu, cadimi, mangan, sắt, đồng thải trừ ít hơn. Natri calci EDTA cũng tăng thải trừ urani, plutoni, yttri, và một số đồng vị phóng xạ khác. Mặc dù calci trong Natri calci EDTA thay thế thủy ngân rất nhanh trên in vitro nhưng người bệnh bị ngộ độc thủy ngân không đáp ứng với thuốc này

Natri calci EDTA được chỉ định khi nồng độ chì trong máu từ 25 - 44 microgam/dl kết hợp với nồng độ protoporphyrin hồng cầu từ 35 microgam/dl hoặc nồng độ chì trong máu từ 45 microgam/dl trở lên. Không được dùng thay thế khi kiểm soát nhiễm độc chì và phòng nhiễm độc chì.

Theo lý thuyết, 1 g Natri calci EDTA tách được 620 mg chì, nhưng thực tế chỉ có 3 – 5 mg chì được bài tiết ra nước tiểu sau khi tiêm 1 g thuốc này cho người bệnh có triệu chứng ngộ độc chì cấp hoặc có nồng độ chì cao trong các mô mềm.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Natri calci EDTA hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa, hơn nữa khi uống calci edetat có thể làm tăng hấp thu chì ở ruột vì phức chì tạo thành tan trong nước tốt hơn.

Natri calci EDTA được hấp thu tốt sau khi tiêm. Thuốc được hấp thu kém từ đường tiêu hóa, hơn nữa khi uống calci edetat có thể làm tăng hấp thu chì ở ruột vì phức chì tạo thành tan trong nước tốt hơn.

Phân bố

Natri calci EDTA phân bố chủ yếu vào dịch ngoại bào. Thuốc không thấm vào hồng cầu và không vào dịch não tủy với lượng đáng kể nào.

Thể tích phân bố của dinatri canxi edetat là 0,19 ± 0,10L / kg. 3

Chuyển hóa

Natri calci EDTA không được chuyển hóa. Sau khi tiêm, thuốc bài tiết nhanh vào nước tiểu qua lọc ở cầu thận dưới dạng không đổi và dạng phức.

Thải trừ

Khi dùng calci edetat tiêm tĩnh mạch trong điều trị ngộ độc chì, phức chì được bài tiết qua nước tiểu, bắt đầu trong vòng 1 giờ (khoảng 50% liều dùng) và đỉnh thải trừ (trên 95%) đạt trong vòng 24 giờ.

Thời gian bán thải của dinatri canxi edetat là 20-60 phút.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Ngộ độc chì: Tổng liều Natri calci EDTA trong xử lý ngộ độc chì phụ thuộc vào đáp ứng và sự chịu đựng thuốc của bệnh nhân. 

Nhiễm độc chì khi nồng độ chì trong máu 45 - 69 microgam/dl (không có triệu chứng): Truyền tĩnh mạch Natri calci EDTA với liều 1000 mg/m2 một ngày (hoặc 60 - 80 mg/kg/ngày), dùng trong 5 ngày; tuy nhiên điều trị bằng uống succimer 30 mg/kg một ngày, dùng trong 5 ngày được ưa dùng hơn. 7 - 14 ngày sau đợt điều trị đầu tiên, nếu nồng độ chì tăng trở lại tới 45 microgam/dl hoặc hơn, nên điều trị nhắc lại đợt thứ 2 giống phác đồ của đợt 1. Các đợt điều trị tiếp theo phụ thuộc vào nồng độ chì trong máu của người bệnh. 

Bệnh não do chì (có nồng độ chì trong máu trên 70 microgam/dl, có triệu chứng ngộ độc hoặc không): 

Người lớn và trẻ em: Dùng phối hợp với dimercaprol: 

  • Đầu tiên, dimercaprol 4 mg/kg hoặc 75 - 83 mg/m2 (tức là 450 - 500 mg/m2 /ngày) tiêm bắp sâu, sau 4 giờ tiêm bắp sâu natri calci EDTA 250 mg/m2 (1,5 g/m2 /ngày) khác vị trí tiêm dimercaprol; 
  • Duy trì như vậy sau mỗi 4 giờ trong vòng 5 ngày. 
  • Cần tiếp tục điều trị bằng Natri calci EDTA (không kết hợp với thuốc khác) khi nồng độ chì trong máu cao trở lại ở mức từ 45 microgam/dl trở lên, sau 5 - 7 ngày dừng đợt điều trị thứ nhất. 

Người lớn: Dùng Natri calci EDTA đơn độc. 

  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh 2 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 1 g/ngày trong 5 ngày. 
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh 2 - 3 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 500 mg/24 giờ trong 5 ngày. 
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh 3 - 4 mg/dl hoặc ít hơn dùng 500 mg/48 giờ trong 3 ngày. 
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh trên 4 mg/dl hoặc ít hơn dùng 500 mg/1lần/tuần. 

Cách dùng này sẽ được nhắc lại sau 1 tháng cho đến khi nồng độ chì trong máu giảm tới mức bình thường.

Theo dõi người bệnh khi điều trị 

Theo dõi nồng độ urê trong máu, nồng độ calci, creatinin huyết thanh. 

Theo dõi lượng nước tiểu trước khi bắt đầu điều trị và trong quá trình điều trị, đặc biệt đối với bệnh nhân mất nước do nôn. Việc bù nước cần được chú ý để duy trì đầy đủ lưu lượng nước tiểu trong suốt quá trình điều trị (nhất là ở trẻ em) để đảm bảo sự thải trừ thuốc và phức chất ở thận. Ở người bệnh suy thận cần dùng liều thấp hơn và khoảng cách dùng xa hơn. Định lượng protein niệu (hàng ngày trong mỗi đợt điều trị) hoặc tìm bằng chứng tổn thương ống thận. 

Theo dõi tim: Kiểm tra định kỳ để phát hiện nhịp tim không đều, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch. 

Truyền dịch ở mức tối thiểu nếu có phù não. 

Nếu natri calci EDTA được truyền tĩnh mạch liên tục, cần phải ngừng truyền ít nhất 1 giờ trước khi lấy máu đo nồng độ chì để tránh tình trạng cho kết quả cao giả tạo. 

Hỗ trợ chẩn đoán ngộ độc chì: Kết quả của phép thử bị ảnh hưởng bởi nồng độ sắt trong máu, do vậy cần thận trọng với bệnh nhân thiếu sắt. 

Tiêm truyền tĩnh mạch trong 1 giờ hoặc tiêm bắp natri calci EDTA với liều 500 mg/m2 (tối đa là 1 g). Thu nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 24 giờ từ khi dùng thuốc (trong vòng 3 - 4 ngày với người bệnh suy thận) vào dụng cụ không có chì, xác định nồng độ chì trong nước tiểu. Nếu tỉ số nồng độ chì trong nước tiểu (microgam) đối với lượng natri calci EDTA (mg) lớn hơn 1 thì coi như có ngộ độc chì (test dương tính); Hoặc để thuận tiện hơn nhất là đối với trẻ nhỏ, có thể tiêm bắp liều 50 mg/kg (liều tối đa 1 g), thu nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ từ khi dùng thuốc, xác định nồng độ chì trong nước tiểu thu được. Nếu tỉ số nồng độ chì trong nước tiểu (microgam) đối với lượng natri calci EDTA (mg) lớn hơn 0,5 hoặc nồng độ chì trong nước tiểu lớn hơn 1 mg/lít thì coi như có ngộ độc chì (test dương tính)

5.2. Chống chỉ định

  • Chống chỉ định Người bệnh bị bệnh thận nặng, vô niệu, thiểu niệu;
  • Người bị viêm gan.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Không dùng quá liều chỉ định hàng ngày. 
  • Tránh tiêm truyền tĩnh mạch nhanh trong điều trị bệnh não do chì; áp lực nội sọ có thể tăng đến mức gây tử vong. 
  • Người bệnh suy thận, hoặc suy gan. Có thể gây hoại tử ống thận và thận hư có thể tử vong, đặc biệt khi dùng liều cao. 
  • Gây tăng thải trừ kẽm dưới dạng phức chất nên theo dõi để tránh thiếu kẽm trong quá trình điều trị.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng độc chính và nguy hiểm nhất của calci edetat là gây hoại tử ống thận, có xu hướng xảy ra khi dùng liều hàng ngày quá cao và có thể dẫn đến bệnh thận hư gây tử vong.

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchPhản ứng dị ứng     x
Sốc phản vệ     x
Hệ thần kinhKích động, mất phối hợp, rối loạn tâm thần và / hoặc ảo giác (đặc biệt với liều lượng cao hơn), tăng thân nhiệt  x   
Phản ứng loạn thần     x
Co giật, buồn ngủ     x
Nhức đầu, bồn chồn, mất điều hòa, mất ngủ     x
MắtRối loạn thị giác (giãn đồng tử, ức chế chỗ ở, mờ mắt, sợ ánh sáng)     x
Tim
 
Nhịp tim nhanh (loạn nhịp tim, nhịp tim chậm kịch phát thoáng qua)  x   
Rối loạn nhịp tim, rung thất, đau thắt ngực, tăng huyết áp     x
Mạch máuGiãn mạch  x   
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtGiảm tiết dịch phế quản     x
Hệ tiêu hóaKhô miệng (khó nuốt và nói, khát nước), ức chế phó giao cảm đường tiêu hóa (táo bón và trào ngược), ức chế tiết dịch vị, mất vị giác, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi.  x   
Da và mô dưới daAnhidrosis, mày đay, phát ban     x
Thận và tiết niệuỨc chế sự kiểm soát phó giao cảm của bàng quang, bí tiểu x    

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Chưa có những nghiên cứu được kiểm soát đầy đủ về dùng calci edetat cho người mang thai, do vậy chỉ nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.

Cho con bú

Chưa biết calci edetat có vào sữa mẹ hay không, phải thận trọng khi dùng thuốc cho bà mẹ cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi điều trị với calci edetat.

Khả năng sinh sản

Chưa có sữ liệu

5.6. Tương tác thuốc

Dùng đồng thời với kẽm - insulin sẽ giảm thời gian tác dụng của kẽm - insulin do xảy ra tạo phức với kẽm. Dùng đồng thời với những thuốc cung cấp kẽm có thể làm giảm hiệu quả của dinatri calci edetat và phải ngừng điều trị cung cấp kẽm cho đến khi điều trị xong với natri calci EDTA.

*Tương kỵ: Natri calci EDTA tương kỵ với dung dịch dextrose 10%, Ringer lactat, Ringer, dung dịch 10% đường biến đổi, dung dịch 10% đường biến đổi trong natri clorid 0,9%, thuốc tiêm 1/6 M natri lactat, các chế phẩm của amphotericin B và hydralazin hydroclorid. Không trộn natri calci EDTA trong cùng bơm tiêm với dimercaprol.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Quá liều natri calci EDTA có thể làm tăng các triệu chứng ngộ độc chì nặng, do vậy, hầu hết các tác dụng độc xuất hiện có liên quan với ngộ độc chì như phù não, hoại tử ống thận.

Xử trí 

Điều trị phù não bằng truyền manitol dùng nhắc lại. Cần duy trì tốt lượng nước tiểu bằng các thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ thuốc. Cần phải theo dõi nồng độ kẽm trong máu.

Chưa rõ thẩm tách có thể loại được dinatri calci edetat hay không.

Đang xem: Thuốc tiêm Dinatri calci edetat (Edetat calcium disodium) - Thuốc giải độc kim loại nặng

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng