Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Adrenalin - Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn

Thuốc tiêm Adrenalin - Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn

Thuốc tiêm Adrenalin - Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn

Thông tin dành cho chuyên gia


Adrenalin (hay còn gọi là epinephrin) là một loại hormon và chất dẫn truyền thần kinh được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng, phục hồi nhịp tim và kiểm soát tắc nghẽn niêm mạc, tăng nhãn áp và hen suyễn

Nguồn gốc: Adrenalin (hay còn gọi là epinephrin) là một hormon và chất dẫn truyền thần kinh, được sản xuất bởi tủy thượng thận. Vì những tác dụng quan trọng mà adrenalin cũng được xem như một loại thuốc. Mặc dù đã được sử dụng từ lâu trong việc điều trị các phản ứng quá mẫn, adrenalin ở dạng tiêm tự động (EpiPen) đã có mặt từ năm 1987 ở Hoa Kỳ. Nhiều sản phẩm/ống tiêm sinh học và đường dùng mới đã được phê duyệt với nhiều tên khác nhau trong vài thập kỷ qua. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2018, Teva Pharmaceuticals USA đã được chấp thuận để tiếp thị loại ống tiêm tự động adrenalin chung của mình ở nồng độ 0,3 mg và 0,15 mg. Các đường dùng đối với adrenalin bao gồm tiêm tĩnh mạch, hít, phun khí dung, tiêm bắp và tiêm dưới da. Nhìn chung, các tác dụng phổ biến nhất của adrenalin đường tiêm là làm giảm suy hô hấp do co thắt phế quản, để làm giảm nhanh các phản ứng quá mẫn (phản vệ hoặc giả phản vệ) với thuốc, huyết thanh động vật và các chất gây dị ứng khác, và để kéo dài tác dụng của việc gây tê tiêm ngấm. Ngoài ra, epinephrin là thuốc chính được sử dụng trong quá trình hồi sức tim phổi (CPR) để đảo ngược tình trạng ngừng tim. Thuốc có thể được sử dụng trong các trường hợp bệnh phổi nặng 

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Adrenalin

Tên biệt dược thường gặp: Adrenaline aguettant 0.1mg/ml, Adrenalin 1mg/10ml, Adrenalin 1mg/1ml, ADRENALIN, Adrenalin...

adrenalin

 


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Thuốc tiêm

Adrenalin 1mg/10 ml, Adrenalin 1mg/ml, Adrenalin (dưới dạng adrenalin bitartrat) 1mg (tương đương với 1,8mg)


3. Chỉ định

  • Cấp cứu hồi sức tim phổi
  • Sốc phản vệ cấp tính ở người lớn

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: thuốc adrenergic và dopaminergic

Adrenalin là một tác nhân cường giao cảm tác động trực tiếp trên các thụ thể adrenergic alpha lẫn beta. Tác dụng của nó trên thụ thể adrenergic beta rõ rệt hơn so với thụ thể alpha, mặc dù ở liều cao các tác dụng alpha rõ rệt hơn. Các tác dụng của adrenalin bao gồm tăng tần số và sức co bóp của tim, co mạch ở da và giãn phế quản. Ở liều cao, sự kích thích các thụ thể alpha ngoại biên làm tăng kháng lực ngoại biên và tăng huyết áp.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Adrenalin không đạt được nồng độ có hoạt tính dược lý khi dùng đường uống vì thuốc nhanh chóng bị oxy hóa và liên hợp trong niêm mạc đường tiêu hóa và trong gan. Sự hấp thu từ mô dưới da diễn ra chậm vì hiện tượng co mạch tại chỗ; các tác dụng xuất hiện trong vòng 5 phút. Sau khi tiêm bắp. thuốc được hấp thu nhanh hơn so với sau khi tiêm dưới da.

Phân bố

Adrenalin được nhanh chóng phân bố vào tim, lách, một số mô tuyến và sợi thần kinh giao cảm. Thuốc dễ dàng đi qua nhau thai và khoảng 50% lượng thuốc gắn với protein huyết tương.

Chuyển hóa

Adrenalin nhanh chóng bị bất hoạt trong cơ thể, chủ yếu là ở gan bởi các enzyme catechol-O- methyltransferase (COMT) và monoamin oxidase (MAO). Phần lớn liều dùng adrenalin được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa.

Thải trừ

Phần lớn liều dùng adrenalin được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa. Sau khi tiêm tĩnh mạch, thời gian bán hủy trong huyết tương vảo khoảng 2-3 phút.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Cấp cứu hồi sinh tim phổi: 

  • 10 ml dung dịch 1:10.000 (1 mg) tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền xương, lặp lại mỗi 3-5 phút cho đến khi trở lại tuần hoàn tự nhiên. 
  • Chỉ nên xem xét dùng đường nội khí quản như là phương kế cuối cùng nếu không thể dùng được các đường tiêm khác, ở liều 20 đến 25 ml dung dịch 1:10.000 (2 đến 2,5 mg). 
  • Trong ngừng tim sau mổ tim, nên dùng adrenalin bằng đường tĩnh mạch ở liều 0,5 ml hoặc 1 ml dung dịch 1:10.000 (50 hoặc 100 microgram) một cách hết sức thận trọng và chỉnh liều theo tác dụng. 

Sốc phản vệ cấp tính: 

  • Tiêm tĩnh mạch trực tiếp những liều 0,5 ml dung dịch 1:10.000 (0,05 mg) tùy theo đáp ứng. 
  • Dung dịch tiêm adrenalin 1 mg/10 ml (1:10.000) trong bơm tiêm đóng sẵn không được khuyên dùng để tiêm bắp trong sốc phản vệ cấp tính. Để tiêm bắp, nên dùng một dung dịch 1 mg/ml (1:1000).

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kì thành phần tá dược nào
  • Chống chỉ định tương đối vì đây là thuốc sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Chỉ không sử dụng trong trường hợp có sẵn một thuốc vận mạch khác hoặc chế phẩm adrenalin khác để thay thế

5.2. Thận trọng

Dung dịch tiêm adrenalin 1 mg/10 ml (1:10.000) trong bơm tiêm đóng sẵn được chỉ định để điều trị cấp cứu. Cần có sự giám sát y khoa sau khi dùng. 

Để tiêm bắp. nên dùng dung dịch 1 mg/ml (1:1000). 

Trong điều trị phản vệ và trên những bệnh nhân khác có tuần hoàn tự nhiên, adrenalin tiêm tĩnh mạch có thể gây tăng huyết áp. nhịp tim nhanh, loạn nhịp, và thiếu máu cục bộ cơ tim đe dọa tính mạng. Chỉ những bác sĩ có kinh nghiệm sử dụng và chỉnh liều thuốc vận mạch trong thực hành lâm sàng mới nên dùng adrenalin đường tĩnh mạch. Bệnh nhân dùng adrenalin đường tĩnh mạch ít nhất cần được theo dõi điện tâm đồ, phân áp oxy mao mạch và thường xuyên đo huyết áp.

Sử dụng adrenalin kéo dài có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa nặng vì tăng nồng độ acid lactic trong máu. Adrenalin có thể làm tăng nhãn áp trên bệnh nhân glaucom góc hẹp. Nên thận trọng khi dùng adrenalin trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt có bí tiểu. 

Adrenalin có thế gây ra hoặc tăng nặng tình trạng tăng đường huyết, nên theo dõi đường huyết, đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường. 

Nên thận trọng khi dùng adrenalin trên bệnh nhân cao tuổi. 

Không nên dùng adrenalin trong giai đoạn hai của cơn chuyển dạ (xem mục Có thai và nuôi con băng sữa mẹ). Sản phấm này chứa 3,54 mg natri trong mồi ml dung dịch tiêm: cần lưu ý điều này đối với bệnh nhân kiêng ăn muối. 

Nguy cơ độc tính tăng lên khi có sẵn các tình trạng sau 

  • Cường giáp 
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tim cấu trúc, loạn nhịp tim, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn nặng
  • Suy động mạch vành
  • U tủy thượng thận
  • Hạ kali-máu
  • Tăng calci-máu
  • Suy thận nặng 
  • Bệnh mạch máu não, tổn thương thực thể não hoặc xơ cứng động mạch
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) (xem mục Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác)
  • Bệnh nhân đang đồng thời dùng những thuốc có tác dụng cộng lực, hoặc làm cho cơ tim nhạy cảm với thuốc cường giao cảm (xem mục Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác)

5.3. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
ChungĐổ mồ hôi, suy nhược     x
Hệ miễn dịchSốc phản vệ     x
Hệ thần kinhĐau đầu, run, choáng váng, ngất     x
Tâm thầnLo lắng, hồi hộp, sợ hãi, ảo giác     x
MắtGiãn đồng tử      x
Tim
 
Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Ở liều cao hoặc trên bệnh nhân nhạy cảm với adrenalin: rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh xoang, rung thất/ngừng tim), cơn đau thắt ngực cấp tính, và nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính.     x
Mạch máuXanh tái, lạnh tay chân. Ở liều cao hoặc trên bệnh nhân nhạy cảm với adrenalin: tăng huyết áp (với nguy cơ xuất huyết não), co mạch (ví dụ ở da, các chi hoặc thận).     x
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtKhó thở, phù phổi     x
Hệ tiêu hóaKhô miệng, buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, giảm cảm giác thèm ăn     x
Da và mô dưới daTiêm tại chỗ lặp lại có thể gây hoại tử chỗ tiêm do hệ quả co mạch     x
Thận và tiết niệuTiểu khó, bí tiểu     x
Chuyển hóaTăng đường huyết, hạ kali máu, nhiễm toan chuyển hóa     x

 

5.4. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Khả năng sinh quái thai đã được chứng minh trong các thử nghiệm trên động vật

Chỉ nên dùng adrenalin trong thai kỳ nếu lợi ích tiềm năng vượt trội hơn nguy cơ có thể có đối với thai nhi. Nếu sử dụng trong thai kỳ có thể gây thiếu oxy trên thai nhi.

Adrenalin thường ức chế các cơn co tử cung tự nhiên hoặc do oxytocin gây ra và làm chậm giai đoạn hai của chuyển dạ. Ở liều đủ để giảm co cơ tử cung, adrenalin có thể gây ra một giai đoạn đờ tử cung kéo dài kèm xuất huyết. Vì lí do này, không nên tiêm adrenalin trong giai đoạn hai của chuyển dạ. 

Cho con bú

Adrenalin được phân bố trong sữa mẹ. Các bà mẹ đang dùng adrenalin nên tránh cho con bú mẹ

Khả năng sinh sản

Không có thông tin khả dụng về ảnh hưởng của adrenalin trên khả năng sinh sản

5.5. Tương tác thuốc

  • Thuốc mê halogen bay hơi: loạn nhịp thất nặng (tăng tính chịu kích thích của tim). 
  • Thuốc chống trầm cảm imipramin: tăng huyết áp kịch phát có khả năng loạn nhịp (ức chế thuốc cường giao cảm đi vào sợi giao cảm). 
  • Thuốc chống trầm cảm serotonergic-adrenergic: tăng huyết áp kịch phát có khả năng loạn nhịp (ức chế thuốc cường giao cảm đi vào sợi giao cảm). 
  • Thuốc cường giao cảm: sử dụng đồng thời với các thuốc cường giao cảm khác có thế làm tăng độc tính do tác dụng cộng lực có thể có. 
  • Thuốc ức chế MAO không chọn lọc: tăng tác dụng vận mạch của adrenalin, thường ở mức trung bình. 
  • Thuốc ức chế MAO-A chọn lọc, Linezolid (suy rộng từ thuốc ức chế MAO không chọn lọc): Nguy cơ tăng thêm tác dụng vận mạch. 
  • Thuốc phong bế alpha-adrenergic: Thuốc phong bế alpha-adrenergic trung hòa tác dụng co mạch và tăng huyết áp của adrenalin, làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và tim đập nhanh. 
  • Thuốc phong bế beta-adrenergic: Tăng huyết áp nặng và nhịp tim chậm phản xạ có thể xảy ra với thuốc phong bế beta-adrenergic không chọn lọc tim. Các thuốc phong bế beta, đặc biệt là thuốc không chọn lọc tim, cũng trung hòa tác dụng ở tim vả tác dụng giãn phế quản của adrenalin.
  • Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dạng uống: Tăng đường huyết do adrenalin gây ra có thể dẫn dến mất kiểm soát dường huyết trên bệnh nhân đái tháo dường dược điều trị với insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dạng uống

5.6. Quá liều

Các triệu chứng

Quá liều hoặc vô ý dùng adrenalin tiêm tĩnh mạch có thể gây tăng huyết áp nặng. Hệ quả là có thể xảy ra các tai biến não. tim hoặc mạch máu có khả năng gây tử vong (xuất huyết não, rối loạn nhịp tim như nhịp chậm thoáng qua tiếp theo là nhịp nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp, hoại tử cơ tim, phù phổi cấp, suy thận).

Xử trí 

Có thể trung hòa các tác dụng của adrenalin, tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bằng cách dùng thuốc giãn mạch tác dụng nhanh, thuốc phong bế thụ thể alpha-adrenergic tác dụng nhanh (ví dụ phentolamin), hoặc thuốc phong bế thụ thể beta-adrenergic (ví dụ propanolol). Tuy nhiên, do adrenalin có thời gian bán thải ngắn, nên có thể không cần điều trị với nhưng thuốc này. Trong trường hợp phản ứng hạ huyết áp kéo dài, có thể cần phải dùng một thuốc vận mạch khác như noradrenalin.

Đang xem: Thuốc tiêm Adrenalin - Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng