Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Iopamidol - Thuốc cản quang

Thuốc tiêm Iopamidol - Thuốc cản quang

Thuốc tiêm Iopamidol - Thuốc cản quang

Thông tin dành cho chuyên gia


lopamidol là thuốc cản quang chứa iod được dùng trong chụp X-quang.

Nguồn gốc: lopamidol là thuốc cản quang không ion hóa thế hệ mới, độ tan phụ thuộc vào các nhóm thế thân nước trong phân tử. Danh pháp hóa học của iopamidol là (S)-N,N’-bis (2-hidroxi-l- (hydroxymethyl etil) – 2,4,6 – triiodat – 5 – lactamid – isohtalamid. Iopamidol được sử dụng rộng rãi trong các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp đường tiết niệu, động mạch, bể dịch não tùy và chụp cắt lớp vi tính.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Iopamidol

Tên biệt dược thường gặp: Iopamiro

Iopamidol


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Các loại hàm lượng: Dung dịch tiêm 300 mg/ml Iod (612 mg Iopamidol tương ứng 300 mg Iod).


3. Chỉ định

  • Chụp X-quang thần kinh 
  • Chụp tủy sống, chụp bể dịch não tùy, chụp não thất. 
  • Chup X-quang mạch máu 
  • Chụp động mạch não, chụp động mạch tạng chọn lọc, chụp động mạch ngoại vi và chụp tĩnh mạch.
  • Chụp X-quang đường tiết niệu
  • Chụp đường tiết niệu cản quang tiêm tĩnh mạch.
  • Các thủ thuât khác: Chụp cắt lớp vi tính, chụp ổ khớp và chụp đường rò.

4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc cản quang chứa iod

Cơ chế tác dụng: Là một thuốc dạng không ion hóa, áp suất thẩm thấu của các chế phẩm chứa iopamidol chỉ bằng 50% so với áp suất thẩm thấu của các chế phẩm có chứa các thuốc cản quang dạng ion hóa. Thuốc gây tăng hấp thụ tia X khi chiếu qua cơ thể, do đó hiện rõ cấu trúc của cơ quan cần xem. Mức độ cản quang tỷ lệ thuận với nồng độ iod. Iopamidol có hiệu quả trong các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp mạch máu giúp hiển thị hình ảnh tất cà các mạch máu). Các thuốc cản quang tan trong nước được ứng dụng để giúp hiển thị hình ảnh của các khoang, đường rò và ống trong cơ thể như trong các thủ thuật chụp dạ dày (hình ảnh dạ dày), chụp tử cung vòi trứng (hình ảnh tử cung và vòi trứng), hình ảnh ống mật và ống tụy, hình ảnh ống lệ quản, tuyến nước bọt (chụp tuyến nước bọt) và khớp.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Đường cong nồng độ iopamidol trong huyết thanh phù hợp với mô hình động học hai ngăn.

Phân bố

Liên kết với protein huyết tương là không đáng kể. Thể tích phân bố tương dương thể tích dịch ngoại bào.

Chuyển hóa

Không có bằng chứng về chuyển hóa

Thải trừ

Sau khi sử dụng, thuốc chù yếu được thải trừ qua thận. Dưới 1% liều sử dụng được tìm thấy trong phân sau 72 giờ. Thuốc được đào thải nhanh qua thận và trên 50% liều sử dụng được tìm thấy trong nước tiểu trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

- Chụp X-quang thần kinh 

  • Trong các thủ thuật chụp bể dịch não tùy và chụp não thất, liều đề nghị từ 3 đến 10 ml. 
  • Trong thủ thuật chụp tủy sống, liều đề nghị là 3 đến 10 ml. 

- Chụp X-quang mạch máu 

  • Trong thủ thuật chụp động mạch não, liều đề nghị từ 5 đến 10 ml. 
  • Trong các thủ thuật chụp động mạch tạng chọn lọc và chụp động mạch ngoại vi, liều sử dụng tùy theo thủ thuật thăm dò cụ thể. 
  • Trong thủ thuật chụp tĩnh mạch, liều đề nghị từ 30 đến 50 ml. 

- Chụp X-quang đường tiết niệu: Liều đề nghị trong thủ thuật này là từ 30 đến 50 ml.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với iopamidol hoặc iod
  • Do nguy cơ xảy ra quá liều nên chống chi định sử dụng nhắc lại ngay iopamidol chụp tủy sống khi xảy ra lỗi kỹ thuật.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Bệnh nhân có tiền sử gặp phải các phản ứng dị ứng, hen phế quản hoặc không dung nạp thuốc khi tiến hành các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh, cần thận trọng để dảm bào lợi ích thu được và tránh những rủi ro có thể xảy ra. 
  • Khi chụp X-quang cho phụ nữ, nên tiến hành thủ thuật trong pha trước rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt và tránh chụp X-quang trong thai kỳ. 
  • Khi tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh ở trẻ em, không nên hạn chế uống nước truớc khi sử dụng dung dịch cản quang ưu trương. 
  • Bệnh nhân cũng cần điều chỉnh cân bằng nước và điện giải trước khi tiến hành thủ thuật. 
  • Cần đặc biệt thận trọng khi tiến hành chụp X-quang sử dụng thuốc cản quang cho bệnh nhân suy gan hoặc suy tim, bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân nặng và bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy xương (như tăng macroglobulin máu Waldenstrom, đa u tủy). Không được để bệnh nhân rơi vào tinh trạng mất nước, cần điều chỉnh tình trạng mất cân bằng điện giải trước khi sử dụng thuốc cản quang. 
  • Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy thận trung bình đến nặng (biểu hiện qua nồng độ urê trong máu cao) hoặc bệnh nhân đái tháo đương. Nếu cân bằng nước của bệnh nhân tốt, ảnh hường bất lợi trên thận sẽ được giảm thiểu. Ở những bệnh nhân này, cần giám sát các thông số thể hiện chức năng thận sau khi tiến hành thủ thuật chụp X-quang. 
  • Bệnh nhân suy gan và suy thận nặng không nên tiến hành thủ thuật trừ khi thực sự cần thiết. Bệnh nhân chỉ được phép tiến hành một thủ thuật chụp X-quang khác sau 5-7 ngày. 
  • Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có áp lực nội sọ cao hoặc trong trường hợp nghi ngờ có khối u, áp xe hoặc tụ máu nội sọ, bệnh nhân có tiền sử động kinh, mắc bệnh tim mạch nặng, suy thận, nghiện rượu nhiều năm hoặc đa xơ cứng do nguy cơ xảy ra biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân này tăng lên. 
  • Một số bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc gây mê toàn thân. Tuy nhiên, đã ghi nhận tỳ lệ phản ứng bẩt lợi cao ở những bệnh nhân được gây mê toàn thân, có thể là do tác dụng hạ huyết áp của thuốc gây mê. 
  • Thuốc cản quang có thể làm tăng sản xuất hồng cầu hình lưỡi liềm trong tuần hoàn ở những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm khi tiêm tĩnh mạch hoặc động mạch. 
  • Bệnh nhân mang khối u tuyến thượng thận có thể gặp phải cơn tăng huyết áp sau khi tiêm iopamidol. Nên dự phòng trước bằng các thuốc chẹn thụ thể alpha. 
  • Sử dụng các thuốc cản quang chứa Iod có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nhược cơ. Bệnh nhân suy tim sung huyết cần được theo dõi trong vài giờ sau thủ thuật chụp X-quang để phát hiện sớm các rối loạn huyết động học có thể gây tăng áp lực thẩm thấu tuần hoàn thoáng qua. 
  • Ờ trẻ sơ sinh và đặc biệt là trẻ sinh non, nên kiểm tra chức năng tuyến giáp (thường kiểm tra số lượng TSH và T4) tại các thời điểm 7-10 ngày và 1 tháng sau khi sử dụng thuốc cản quang chứa lod do bệnh nhân có nguy cơ bị cường giáp trạng do thừaIod. 
  • Ớ bệnh nhân chụp tuyến giáp sử dụng thuốc cản quang chứa Iod, cần lưu ý rằng việc tiêu thụ Iod ở tuyến giáp sẽ giảm xuống trong vài ngày (tối da là 2 tuần) sau khi sử dụng thuốc cản quang chứa Iod cho đến khi thuốc được đào thải hết qua thận. Trường hợp bị thâm nhiễm mạch ngoại vi, có thể xuất hiện các triệu chứng kích ứng cục bộ.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchPhản ứng phản vệ     X
Mạch máuHuyết áp thấp  X   
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtKhó thở     X
Hệ tiêu hóaNôn mửa X    
Tiêu chảy, khó chịu ở bụng  X   
Da và mô dưới daPhát ban     X

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Nếu có thể, nên tiến hành thủ thuật trong pha trước rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt và tránh chụp X-quang trong thai kỳ. Do độ an toàn của iopamidol trong thai kỳ chưa được chứng minh, chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và khi có chỉ định của bác sĩ.

Cho con bú

Một lượng nhỏ iopamidol được tiết vào sữa. Thử nghiệm trên động vật cho thấy sử dụng iopamidol theo đường uống không gây độc tính. Mặc dù chưa ghi nhận phản ứng bất lợi khi dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ cho con bú chỉ nên sử dụng iopamidol khi thực sự cần thiết

5.6. Tương tác thuốc

Các thuốc hay được dùng nhất để dự phòng và điều trị các tác dụng bất lợi của thuốc cản quang bao gồm corticosteroid, thuốc kháng histamin, thuốc gây tê cục bộ và thuốc giảm đau. Các thuốc này đều không làm tăng độc tính của thuốc cản quang.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Thuốc hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa nên nếu có tích tụ chất cản quang ở người do dùng quá liều là không đáng kể

Xử trí 

Việc điều trị quá liều bao gồm duy trì tất cả các chức năng sống của bệnh nhân và loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể, đồng thời đảm bảo cân bằng nước của bệnh nhân.

Đang xem: Thuốc tiêm Iopamidol - Thuốc cản quang

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng