Thuốc tiêm Iopromid - Thuốc cản quang
Thông tin dành cho chuyên gia
Iopromid là thuốc cản quang chứa iod được sử dụng trong nhiều hình ảnh học như chụp X-quang, chụp CT. |
Nguồn gốc: Iopromid là một thuốc cản quang có áp lực thẩm thấu thấp, không ion hóa, được dùng để tiêm tĩnh mạch giúp quá trình chẩn đoán bệnh lý dễ dàng và chính xác hơn. Nó thường được sử dụng trong các chẩn đoán X quang các bộ phận trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, Chụp cắt lớp điện toán (CT) não, mạch máu phổi.
Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx
1. Tên hoạt chất
Iopromid
Tên biệt dược thường gặp: Ultravist, Dynapin
2. Dạng bào chế
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Các loại hàm lượng: Mỗi 1 ml dung dịch thuốc chứa: Iopromid 768,86 mg (tương đương Iod 370 mg) hoặc Iopromid 623,4 mg (tương đương Iod 300 mg)
3. Chỉ định
- Chụp X-quang hệ niệu qua tĩnh mạch (UIV)
- Chụp cắt lớp điện toán (CT)
- Chụp mạch máu (động mạch và tĩnh mạch)
- Chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) qua tĩnh mạch hoặc động mạch
- Chụp mật tụy ngược dòng (ERCP)
4. Dược lực và dược động học
4.1. Dược lực
Nhóm dược lý: Thuốc cản quang chứa iod
Cơ chế tác dụng: Nó hoạt động như một tác nhân cản quang bằng cách làm mờ các mạch máu trong đường đi của dòng chảy của tác nhân cản quang tia, cho phép nhìn thấy hình ảnh các cấu trúc bên trong cho đến khi nồng độ loãng bớt trong máu .
4.2. Dược động học
Hấp thu
Sau khi sử dụng qua đường tĩnh mạch, nồng độ của iopromid giảm nhanh do thuốc được phân bố vào khoang ngoại bào và sau đó thải trừ.
Phân bố
Tổng thể tích phân bố ở trạng thái ổn định là khoảng 16 L gần tương ứng với thể tích khoang ngoại bào. Sự gắn kết protein là không đáng kể (khoảng 1%). Không có dấu hiệu cho thấy iopromid qua được hàng rào máu não còn nguyên vẹn. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy một lượng nhỏ thuốc qua được hàng rào nhau thai (phát hiện được ≤ 0,3 % liều dùng trong phôi thai thỏ).
Chuyển hóa
Iopromid không bị chuyển hoá.
Thải trừ
Iopromid thải trừ hầu hết qua thận. Chỉ có khoảng 2% liều dùng thải trừ qua phân trong vòng 3 ngày. Thời gian bán thải cuối cùng của iopromid là khoảng 2 giờ.
5. Lâm sàng
5.1. Liều dùng
Liều dùng này áp dụng với dung dịch tiêm Ultravis 300, tức là 1 ml dung dịch thuốc chứa: Iopromid 623,4 mg (tương đương Iod 300 mg):
- Chụp hệ niệu qua tĩnh mạch người lớn: 1 mL, trẻ em: 4 mL/kg, nhũ nhi: 3 mL/kg, trẻ nhỏ: 1,5 mL/kg.
- Chụp cắt lớp điện toán CT sọ: 1 ml tối đa 2 mL/kg.
- Chụp mạch máu liều tuỳ theo tuổi, cân nặng, cung lượng tim, tổng trạng, lâm sàng, kỹ thuật.
- Chụp DSA qua tĩnh mạch: 30 - 60 mL.
- Chụp DSA qua động mạch lượng thuốc thấp hơn qua tĩnh mạch.
5.2. Chống chỉ định
- Quá mẫn với iopromid hoặc iod
- Người bị cường giáp (tương đối)
- Phụ nữ có thai (tương đối)
5.3. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp:
- Những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã bị rối loạn chức năng tuyến giáp
- Bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh
- Bệnh nhân có thể trạng yếu
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận
5.4. Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau:
- (1) Rất phổ biến: ≥1/10;
- (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10;
- (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100;
- (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000;
- (5) Rất hiếm: <1/10.000;
- (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quan | TDKMM | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Hệ thần kinh | Nhức đầu | X | |||||
Co giật, chóng mặt, tăng trương lực, mê sảng, mất phối hợp, bệnh thần kinh, buồn ngủ, rối loạn ngôn ngữ, run, dị cảm, đột quỵ, nhồi máu não, phù não | X | ||||||
Tâm thần | Kích động, lo lắng | X | |||||
Chuyển hóa | Khát quá mức, tăng lactat dehydrogenase trong máu, tăng ure máu | X | |||||
Mắt | Bất thường thị lực | X | |||||
Thu hẹp thị trường | X | ||||||
Tim | Block nhĩ thất, nhịp tim chậm, ngoaju thu tâm thất, thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim | X | |||||
Mạch máu | Giãn mạch | X | |||||
Huyết khối động mạch vành, tăng huyết áp, đỏ bừng, hạ huyết áp, rối loạn mạch ngoại biên, bất thường mạch máu, thoát mạch | X | ||||||
Hệ máu và hạch bạch huyết | Hemoglobin tăng, số lượng bạch cầu tăng | X | |||||
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Hen suyễn, ngưng thở, ho nhiều, khó thở, thiếu Oxy, phù hầu họng, viêm họng, tràn dịch màng phổi, tăng áp phổi, rối loạn hô hấp, suy hô hấp | X | |||||
Hệ tiêu hóa | Buồn nôn, nôn | X | |||||
Khó chịu ở bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tăng tiết nước bọt, khó chịu ở dạ dày | X | ||||||
Da và mô dưới da | Phản ứng tại chỗ tiêm | X | |||||
Phù mặt, ban đỏ, ngứa, nổi mề đay, tăng tiết mồ hôi | X | ||||||
Cơ, xương | Đau lưng | X | |||||
Đau khớp, đau cơ xương, nhược cơ, đau cổ, đau tứ chi | X | ||||||
Thận và tiết niệu | Tiểu gấp | X | |||||
Khó tiểu, tăng ure máu, bí tiểu, tổn thương thận cấp | X |
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ, nhưng dữ liệu hiện có cho thấy không có bằng chứng về sự gia tăng các tổn thương cho thai nhi.
Cho con bú
Chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không.
5.6. Tương tác thuốc
- Các biguanid (metformin): Ở bệnh nhân suy thận cấp hoặc suy thận mạn nghiêm trọng, sự thải trừ biguanid có thể bị giảm dẫn đến tích lũy thuốc và gây nhiễm toan lactic. Do việc sử dụng iopromid có thể dẫn đến suy thận hoặc làm nặng thêm bệnh suy thận, bệnh nhân điều trị bằng metformin có thể có nguy cơ cao nhiễm toan lactic, đặc biệt với các bệnh nhân trước đây đã bị suy thận
- Interleukin-2: Việc điều trị Interleukin-2 trước đây (đến vài tuần) làm tăng nguy cơ các tác dụng ngoại ý muốn đối với ioprimid.
- Đồng vị phóng xạ: Việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn về tuyến giáp bằng phương pháp đồng vị phóng xạ hướng tuyến giáp có thể bị trở ngại cho đến vài tuần sau khi sử dụng iopromid do khả năng hấp thu chất phóng xạ bị giảm xuống.
5.7. Quá liều
Các triệu chứng
Triệu chứng có thể bao gốm mất cân bằng nước và điện giải, suy chức năng thận, các biến chứng về tim mạch và hô hấp.
Xử trí
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Viết bình luận