Thuốc, hoạt chất

Thuốc tiêm Natri valproat - Thuốc chống co giật, chống động kinh

Thuốc tiêm Natri valproat - Thuốc chống co giật, chống động kinh

Thuốc tiêm Natri valproat - Thuốc chống co giật, chống động kinh

Thông tin dành cho chuyên gia


Natri valproat là thuốc chống co giật được sử dụng để kiểm soát các cơn động kinh cục bộ phức tạp và cả những cơn động kinh vắng ý thức đơn giản đến phức tạp.

Nguồn gốc: Acid valproic, hoặc valproat, là một dẫn xuất acid béo và chất chống co giật được tổng hợp bởi Beverly S. Burton vào năm 1881. Nó được sử dụng như một dung môi hữu cơ trong công nghiệp và sản xuất dược phẩm trong gần một thế kỷ. Vào năm 1963, trong quá trình điều tra tác dụng chống co giật của khellin, George Carraz tình cờ khám phá được vì ông phát hiện ra rằng tất cả các mẫu của mình được hòa tan trong axit valproic, có tác dụng chống co giật ở mức độ tương tự. Acid valproic lần đầu tiên được FDA chấp thuận vào ngày 28 tháng 2 năm 1978 với tên biệt dược là Depakene. Kể từ đó, nó đã được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ thần kinh, chống hưng cảm và chống đau nửa đầu. Hiện nay, đây được xem là một hợp chất được quan tâm trong lĩnh vực điều trị ung thư vì tác dụng chống tăng sinh của nó.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Tên hoạt chất: Natri valproat

Tên biệt dược thường gặp: Sodium Valproate Aguettant

Natri valproat

 


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: dung dịch tiêm

Các loại hàm lượng: Natri valproat 400 mg / 4 ml


3. Chỉ định

Điều trị tạm thời động kinh người lớn và trẻ em, thay cho dạng uống khi tạm thời không dùng được đường uống để điều trị


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lực học: Thuốc chống động kinh

Natri valproat bị phân ly thành ion valproat ở đường tiêu hóa. Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hóa GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau synap. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại cơn động kinh. Natri valproat ức chế histon deacetylase 1 (HDAC1), một enzym giúp virus HIV tiềm tàng và tăng biểu hiện trong các tế bào T-CD4. Do đó, natri valproat có thể có tác dụng ức chế sự lây nhiễm tiềm ẩn trong các tế bào T CD4 ở bệnh nhân nhiễm HIV.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Sau khi tiêm tĩnh mạch, sinh khả dụng gần băng 100%

Phân bố

Valproat liên kết nhiều (90%) với protein huyết tương ở liều điều trị.

Chuyển hóa

Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan. Các đường chuyển hóa chính là glucuronid hóa, beta oxy hóa ở ty thể và oxy hóa ở microsom. Các chất chuyển hóa chính được tạo thành là chất liên hợp glucuronid, acid 2-propyl-3-ceto-pentanoic và các acid 2-propyl- hydroxypentanoic.

Thải trừ

Đường thải trừ chính của các chất chuyển hóa này qua nước tiểu. Bệnh lý ở gan làm ảnh hưởng đến khả năng thải trừ natri valproat.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

  • Trong trường hợp thay thế đơn thuần (ví dụ trường hợp mổ chương trình): từ 4 đến 6 giờ sau liều uống cuối cùng, truyền tĩnh mạch natri valproat trong dung dịch pha tiêm natri clorua 0,9%
  • Có thể truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia thành 4 đợt truyền tĩnh mạch mỗi ngày, mỗi đợt 1 giờ, với liều như đã dùng trước đó (liều thông dụng trung bình là 20 đến 30 mg/kg/ngày). 
  • Trong trường hợp cần nhanh chóng đạt nồng độ có tác dụng trị liệu trong huyết tương và duy trì nồng độ này sau đó: nên tiêm bolus tĩnh mạch 15 mg/kg trong vòng 5 phút trước khi truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 1 mg/kg/giờ và điều chỉnh tăng dần để đạt được nồng độ acid valproic trong máu khoảng 75 mg/L. Sau đó, điều chỉnh tốc độ truyền tùy theo diễn biến của tình trạng lâm sàng. 
  • Ngay sau khi ngưng truyền, cho dùng thuốc uống trở lại để có thể bảo đảm bù đắp ngay lượng thuốc bị thải trừ. Có thể dùng liều như trước hoặc sau khi đã điều chỉnh liều.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với valproat. 
  • Viêm gan cấp
  • Viêm gan mạn
  • Có tiền sử gia đình bị viêm gan nặng, suy gan nặng
  • Rối loạn chu trình urê
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Rối loạn về ty thể do đột biến gen mã hóa enzym γ-polymerase của ty thể (Hội chứng Alpers-Huttenlocher).
  • Phối hợp với mefloquin hoặc với dược thảo St.John's Wort

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Người có tiền sử mắc bệnh gan
  • Người bệnh dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ embij rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, bị các cơn động kinh nặng kèm phát triển trí tuệ chậm và bị bệnh não thực thể
  • Người được chẩn đoán viêm tụy
  • Người đang sử dụng thuốc có thể gây giảm tiểu cầu, gây xuất huyết
  • Tăng amoniac máu, tình trạng hạ thân nhiệt.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Chuyển hóa và dinh dưỡngHạ Natri máu x    
Tăng amoni máu   x  
Hệ thần kinhRunx     
Rối loạn ngoại tháp, sững sờ, an thần, co giật, suy giảm trí nhớ, đau đầu, rung giật nhãn cầu x    
Hôn mê, bệnh lý não, hội chứng Parkinson có thể phục hồi, mất điều hòa, dị cảm  x   
Rối loạn nhận thức khởi phát âm thầm tiến triển   x  
Tâm thầnNhầm lẫn, ảo giác, gây hấn, kích động, rối loạn chú ý x    
Hành vi bất thường, tâm thần tăng động, học tập khó khăn   x  
TaiMất thính lực x    
Mạch máuChảy máu x    
Hệ bạch huyết và máuThiếu máu, giảm tiểu cầu x    
Giảm bạch cầu, giảm 3 dòng tế bào máu ngoại vi  x   
Thiếu máu bất sản toàn bộ hoặc bất sản đơn thuần dòng hồng cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu hồng cầu to.   x  
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtTràn dịch màng phổi  x   
Hệ tiêu hóaBuồn nônx     
Nôn, rối loạn nướu, viêm miệng, đau thượng vị, tiêu chảy x    
Viêm tụy  x   
Gan mậtRối loạn chức năng gan x    
Da và mô dưới daRụng tóc, rối loạn móng và gốc móng tạm thời x    
Phù mạch, phản ứng da, rối loạn tóc (kết cầu tóc bất thường, thay đổi màu tóc)  x   
Hội chứng Lyell, hội chứng Steven-Johnson, hội chứng DRESS   x  
Cơ xương và mô liên kếtGiảm tỉ trọng xương, giảm mô xương, loãng xương, gãy xương  x   
Lupus ban đỏ hệ thống, tiêu cơ vân   x  
Thận và tiết niệuSuy giảm chức năng thận  x   
Đái dầm, tiểu mất tự chủ, viêm thận kẽ   x  
Hệ nội tiếtHội chứng bài tiết bất hợp lí hormon chống bài niệu ( SIADH), hội chứng tăng nội tiết tố  x   
Suy giáp   x  
Hệ sinh sản và vúRối loạn kinh nguyệt x    
Vô kinh  x   
Giảm sự di động của tinh trùng   x  

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Thuốc có thể gây dị tật, quái thai, bất thường về đông máu, suy gan dẫn đến tử vong. Vì vậy phải tránh dùng valproat cho người mang thai.

Cho con bú

Valproat có tiết vào sữa. Chưa biết có tác hại gì xảy ra cho trẻ bú. Tuy nhiên, nên ngừng cho bú khi mẹ dùng valproat.

5.6. Tương tác thuốc

  • Mefloquin: Trên các bệnh nhân động kinh, nguy cơ xảy ra cơn co giật động kinh do tăng chuyển hóa natri valproat và tác dụng gây động kinh của mefloquin
  • Có St.John's Wort: nguy cơ giảm nồng độ trong huyết tương và hiệu quả của thuốc chống động kinh
  • Larmotrigin: nguy cơ tăng độc tính đặc biệt lafpharn ứng da nghiêm trọng (hội chứng hoại tử biểu mô nhiễm độc)
  • Các thuốc nhóm Penem: nguy cơ xảy ra động kinh do giảm nhanh nồng độ valproat trong huyết tương đến mức không thể phát hiện.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Quá liều có thể gây ngủ gà, blốc tim và hôn mê sâu. Đã có trường hợp tử vong.

Xử trí 

Cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ chung, đặc biệt cần duy trì lượng nước tiểu bài xuất và theo dõi tim phổi. Naloxon làm mất tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của valproat dùng quá liều. Nhưng naloxon cũng có thể làm mất tác dụng chống động kinh của valproat, vì thế cần thận trọng khi dùng naloxon.

Đang xem: Thuốc tiêm Natri valproat - Thuốc chống co giật, chống động kinh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng