Thuốc, hoạt chất

Thuốc uống Cilostazol - Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

Thuốc uống Cilostazol - Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

Thuốc uống Cilostazol - Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

Thông tin dành cho chuyên gia


Cilostazol là một chất chống kết tập tiểu cầu và thuốc giãn mạch được sử dụng để giảm triệu chứng của chứng nghẹt thở không liên tục.

Nguồn gốc: Cilostazol là một dẫn xuất quinolon và chất chống kết tập tiểu cầu có đặc tính giãn mạch, đã được sử dụng trong điều trị triệu chứng của chứng tắc mạch từng đợt ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ ngoại vi. Nó được bán trên thị trường dưới tên thương hiệu Pletal của Otsuka Pharmaceutical Co. Cilostazol hoạt động bằng cách ức chế kết hợp cả sơ cấp và thứ cấp và làm giảm các cơn co thắt do canxi gây ra.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Cilostazol 

Tên biệt dược thường gặp: Cilostazol 

Cilostazol


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Viên nén 

Các loại hàm lượng: Cilostazol 50 mg và Cilostazol 100 mg


3. Chỉ định

Thuốc Cilostazol chỉ định điều trị cơn đau cách hồi do bệnh động mạch chi dưới mạn tính để cải thiện khoảng cách di chuyển tối đa cho người đi bộ. Thuốc chỉ dùng điều trị hàng hai sau khi thay đổi lối sống và các can thiệp khác (như bỏ hút thuốc, kiểm soát huyết áp, điều hòa lipid huyết, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giảm béo) thất bại.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu và giãn mạch

Cilostazol là một dẫn chất quinolinon ức chế phosphodiesterase tế bào, chọn lọc hơn lên phosphodiesterase III, gây tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và giãn mạch. Cơ chế tác dụng của Cilostazol chưa được biết đầy đủ. Thuốc có tác dụng ức chế phosphodiesterase typ III của tế bào, dẫn tới ngăn chặn giáng hóa, do đó làm tăng nồng độ AMP vòng trong tiểu cầu và mạch máu. Sự tăng nồng độ AMP vòng làm cho giãn mạch và ức chế kết tập tiểu cầu. Cilostazol ức chế có hồi phục kết tập tiểu cầu gây ra bởi nhiều yếu tố kích thích như thrombin, ADP, collagen, acid arachidonic, epinephrin, stress chấn thương.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Cilostazol được hấp thu qua đường uống. Sinh khả dụng tuyết đối của Cilostazol chưa được biết.

Phân bố

Cilostazol gắn với protein huyết tương là 95 - 98%, chủ yếu gắn với albumin. Tỷ lệ trung bình gắn protein huyết tương của chất chuyển hóa 3,4 dehydro-cilostazol là 97,4%; của 4’-trans-hydroxy- cilostazol là 66%. Phần Cilostazol tự do trong huyết tương của cilostazol ở những bệnh nhân suy thận cao hơn 27% so với người bình thường.

Chuyển hóa

Cilostazol chuyển hóa mạnh ở gan bởi enzym cytochrom P450, chủ yếu là CYP3A4, phần nhỏ do CYP2C19 thành chất chuyển hóa thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Có 2 chất chuyển hóa chính còn hoạt tính: 3,4 dehydrocilostazol và 4’-trans-hydroxy-cilostazol là những chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh nhất, chiếm ít nhất 50% hoạt tính dược học.

Thải trừ

Cilostazol thải trừ chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa có và không có hoạt tính qua nước tiểu (74%) và qua phân (20%). Không định lượng được Cilostazol dạng không chuyển hóa trong nước tiểu, < 2% liều được bài tiết ở nước tiểu là 3,4 dehydro-cilostazol và 30% liều được bài tiết trong nước tiểu là 4’-trans-hydroxy-cilostazol.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng viên nén Cilostazol 50 mg

  • Liều thường dùng Cilostazol ở người lớn là 100 mg/lần, 2 lần/ngày. 
  • Nếu sử dụng Cilostazol cùng với các thuốc ức chế CYP2C19 (omeprazol), CYP3A4 (clarithromycin, diltiazem, erythromycin, itraconazol, ketocotazol) cần giảm liều đến 50 mg/lần, 2 lần/ngày. 
  • Tác dụng của Cilostazol không xuất hiện ngay, thường biểu hiện tác dụng sau khi bắt đầu điều trị từ 2 - 4 tuần. 
  • Thời gian từ khi bắt đầu điều trị đến khi có tác dụng có thể lên đến 12 tuần.

5.2. Chống chỉ định

  • Dị ứng với Cilostazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Dễ xuất huyết (như viêm loét dạ dày tá tràng đang hoạt động, đột quỵ do xuất huyết não trong 6 tháng trước, bệnh võng mạc tăng sinh do đái tháo đường, tăng huyết áp chưa kiểm soát tốt); tiền sử loạn nhịp nhanh nặng; khoảng QT kéo dài; đau thắt ngực không ổn định; nhồi máu cơ tim trong 6 tháng trước; can thiệp vào động mạch vành 6 tháng trước; suy tim sung huyết ở các mức độ. 
  • Bệnh nhân được điều trị đồng thời với hai hoặc nhiều thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc chống đông máu (như axit acetylsalicylic, clopidogrel, heparin, warfarin, acenocoumarol, dabigatran, rivaroxaban hoặc apixaban).

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Cilostazol dùng để làm giảm đi khập khiễng giãn cách khi đi một quãng dài ở người bị bệnh mạch ngoại biên không đau khi nghỉ và không có mô ngoại vi bị hoại tử. 
  • Cần thận trọng khi dùng Cilostazol ở người bị ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, rung nhĩ, flutter nhĩ (chống chỉ định nếu nặng); bệnh động mạch vành ổn định; đái tháo đường (nguy cơ cao chảy máu nội nhãn); phẫu thuật; phối hợp các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ miễn dịchHội chứng Steven-Johnson, viêm da do thuốc     X
Dị ứng  X   
Hệ thần kinhĐau đầu, hoa mắt, chóng mặt X    
MắtXuất huyết mắt   X  
Tim
 
Nhịp tim nhanh X    
Mạch máuPhù ngoại biên X    
Hệ máu và hạch bạch huyếtThời gian chảy máu kéo dài, tăng tiểu cầu   X  
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtViêm mũi, viêm họng X    
Hệ tiêu hóaPhân lỏng, tiêu chảy, chán ăn; buồn nôn, đau bụng  X    
Da và mô dưới daKhô da, mày đay X    
Cơ, xươngĐau lưng, đau cơ X    
Thận và tiết niệuSuy thận   X  
Gan Tăng creatinin X    

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của Cilostazol lên phụ nữ có thai. Trên động vật thực nghiệm cho thấy Cilostazol làm giảm trọng lượng thai, tăng tỷ lệ bất thường về tim mạch, thận, xương (bất thường vách liên thất, quai động mạch chủ, động mạch dưới đòn; chậm cốt hóa). Do đó, tránh dùng Cilostazol ở phụ nữ mang thai.

Cho con bú

Cilostazol được bài tiết vào sữa trên động vật thực nghiệm, do đó cần ngừng cho con bú khi dùng thuốc hoặc dừng thuốc do nguy cơ đối với trẻ bú mẹ.

5.6. Tương tác thuốc

  • Tương tác dược động học: Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 (clarithromycin, diltiazem, erythromycin, itraconazol, ketocotazol) và CYP2C19 (omeprazol) sẽ làm thay đổi nồng độ thuốc trong huyết tương, hoặc gây ra tác dụng không mong muốn. Lovastatin phối hợp với Cilostazol có thể tương tác dược động học (tăng nồng độ lovastatin và giảm nồng độ Cilostazol). Diltiazem phối hợp cùng Cilostazol có thể làm giảm thanh thải Cilostazol tới 30%, Cmax tăng 30% và AUC tăng 40%. 
  • Tương tác dược lực học: Cilostazol làm tăng tác dụng/độc tính của các thuốc ức chế chức năng tiểu cầu khác.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Có rất ít thông tin về quá liều Cilostazol ở người. Triệu chứng quá liều Cilostazol có thể dự đoán trước qua biểu hiện của tác dụng dược lý quá mức: Đau đầu trầm trọng, tiêu chảy, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, có thể rối loạn nhịp tim.

Xử trí 

Theo dõi cẩn thận và điều trị hỗ trợ, do Cilostazol gắn protein huyết tương tỷ lệ cao nên không phù hợp với lọc máu ngoài thận. Khi có biểu hiện quá liều nặng cần cho bệnh nhân ngừng thuốc ngay và nếu cần thiết đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị. Nên làm trống dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày, nếu thích hợp.

Đang xem: Thuốc uống Cilostazol - Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng