Thuốc, hoạt chất

Thuốc uống Sắt sulfat - Thuốc chống thiếu máu

Thuốc uống Sắt sulfat - Thuốc chống thiếu máu

Thuốc uống Sắt sulfat - Thuốc chống thiếu máu

Thông tin dành cho chuyên gia


Sắt sulfat là một chất bổ sung sắt được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Nguồn gốc: Thiếu máu do thiếu sắt là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Loại thiếu máu này xảy ra khi lượng sắt hấp thụ, dự trữ sắt và mất sắt không hỗ trợ đầy đủ cho việc hình thành hồng cầu, còn được gọi là hồng cầu. Sắt sulfat là một chất tổng hợp được sử dụng trong điều trị thiếu sắt. Đây là tiêu chuẩn vàng của liệu pháp uống sắt ở Anh và nhiều nước khác.

Nhóm: Thuốc không kê đơn - OTC


1. Tên hoạt chất

Sắt sulfat

Tên biệt dược thường gặp: Ferrous sulfate

Sắt sulfat


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Viên nén bao film, viên nang

Các loại hàm lượng: Sắt sulfat 160 mg hoặc Sắt sulfat 200 mg hoặc Sắt sulfat 325 mg


3. Chỉ định

Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: Sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc chống thiếu máu

Sắt có ở mọi tế bào và có nhiều chức năng quan trọng cho đời sống. Ion sắt là thành phần của một số enzym cần thiết cho chuyển giao năng lượng (thí dụ như cytochrom oxydase, xanthin oxydase…) và cũng có mặt trong các hợp chất cần thiết cho vận chuyển và sử dụng oxy (thí dụ như hemoglobin, myoglobin). Cytochrom được dùng làm một chất vận chuyển electron trong tế bào. Hemoglobin là một chất mang oxy từ phổi tới các mô và myoglobin tạo thuận lợi cho cơ sử dụng oxy và dự trữ. Thiếu oxy có thể ngăn cản các chức năng quan trọng cho đời sống đó, và dẫn đến bệnh tật, tử vong.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Hấp thu sắt phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm dạng thuốc, liều lượng, dự trữ sắt, mức độ tạo hồng cầu và chế độ ăn. Khi uống, sinh khả dụng của sắt có thể biến thiên từ dưới 1% đến 50%. Yếu tố chính kiểm soát hấp thu sắt ở đường tiêu hóa là số lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Hấp thu sắt qua đường tiêu hóa khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp và ngược lại. Tăng tạo hồng cầu cũng có thể kích thích hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tăng gấp vài lần.

Phân bố

Sắt (II) đi qua tế bào niêm mạc đường tiêu hóa vào thẳng máu và gắn ngay vào transferrin. Transferrin vận chuyển sắt tới tủy xương và sắt được sáp nhập vào hemoglobin. Khi sắt đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể, đa số sắt (trên 70%) là sắt chức năng; trên 80% sắt chức năng có ở hemoglobin trong hồng cầu, số còn lại có ở myoglobin và ở enzym hô hấp trong tế bào (thí dụ như cytochrom); dưới 1% sắt toàn cơ thể có trong các enzym. Số sắt còn lại là sắt vận chuyển hay dự trữ.

Chuyển hóa

Một lượng nhỏ dư thừa sắt ở trong các tế bào biểu mô có nhung mao được oxy hóa thành sắt (III), sắt (III) phối hợp với apoferitin để thành feritin và được dự trữ ở các tế bào niêm mạc, các tế bào rụng ra và đào thải qua phân. Feritin là dạng dự trữ chính của sắt (khoảng 70% ở nam và 80% ở nữ), cũng với một số lượng ít hơn dự trữ ở hemosiderin.

Thải trừ

Chuyển hóa sắt xảy ra trong một hệ thống hầu như khép kín. Đa số sắt được giải phóng do phá hủy hemoglobin được cơ thể tái sử dụng. Lượng sắt bài tiết hàng ngày ở nam khỏe mạnh chỉ bằng 0,5 - 2 mg. Bài tiết này chủ yếu qua phân và do bong các tế bào như da, niêm mạc đường tiêu hóa, móng và tóc; chỉ một lượng vết sắt được đào thải qua mật và mồ hôi.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

Liều dùng này áp dụng với dạng viên nang Sắt sulfat 160 mg

  • Người lớn: liều điều trị thông thường uống: 50 - 100 mg/lần; 3 lần/ngày. Liều thấp hơn cũng được khuyến cáo: 60 - 120 mg/ngày nếu khó dung nạp thuốc.
  • Trẻ em: 3 - 6 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.

5.2. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với sắt (II) sulfat. 
  • Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu. 
  • Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa. 
  • iên sắt sulfat không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn. 
  • Không uống thuốc khi nằm.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Hệ tiêu hóaĐau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, phân đen  X   
Da và mô dưới daNổi ban da    X 
KhácUng thư khi dự trữ quá sắt     X

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Sắt (II) sulfat dùng được cho người mang thai khi thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.

Cho con bú

Thuốc dùng được cho người cho con bú.

5.6. Tương tác thuốc

  • Tránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. 
  • Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat và magnesi trisilicat, hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt.

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy kèm ra máu, mất nước, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Lúc này có thể có một giai đoạn tưởng như đã bình phục, không có triệu chứng gì, nhưng sau khoảng 6 - 24 giờ, các triệu chứng lại xuất hiện trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch (suy tim do thương tổn cơ tim).

Xử trí 

Trước tiên: Rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonat). Nếu có thể, định lượng sắt - huyết thanh. Sau khi rửa sạch dạ dày, bơm dung dịch deferoxamin (5 - 10 g deferoxamin hòa tan trong 50 - 100 ml nước) vào dạ dày qua ống thông. Trong trường hợp lượng sắt dùng trên 60 mg/kg thể trọng, hoặc khi có triệu chứng nặng, đầu tiên phải cho deferoxamin tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tiêm truyền tĩnh mạch 15 mg/kg/giờ đến khi hết triệu chứng và tới khi nồng độ Fe2+ huyết thanh giảm dưới mức 60 micromol/lít. Cần thiết có thể dùng liều cao hơn. Nếu cần nâng cao huyết áp, nên dùng dopamin. Thẩm phân nếu có suy thận. 

Đang xem: Thuốc uống Sắt sulfat - Thuốc chống thiếu máu

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng