Thuốc, hoạt chất

Viên nén Solifenacin succinat - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Viên nén Solifenacin succinat - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Viên nén Solifenacin succinat - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Thông tin dành cho chuyên gia


Solifenacin succinat là thuốc thuộc nhóm kháng muscarinic được dùng để điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt.

Nguồn gốc: Solifenacin là thuốc thuộc nhóm kháng cholinergic được dùng để điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt. Thuốc giúp tăng khả năng lưu giữ nước tiểu tại bàng quang, nhờ đó giúp điều trị các chứng tiểu không tự chủ do thôi thúc (tiểu són) hoặc tiểu nhiều lần và tiểu gấp. Solifenacin đã được FDA chấp thuận vào ngày 19 tháng 11 năm 2004.

Nhóm: Thuốc kê đơn - Rx


1. Tên hoạt chất

Solifenacin succinat

Tên biệt dược thường gặp: Vesicare, Sunvesizen, Solifen, Solizep

Solifenacin succinat


2. Dạng bào chế

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Các loại hàm lượng: Solifenacin succinat 5 mg, 10 mg.


3. Chỉ định

Điều trị triệu chứng tiểu không tự chủ do thôi thúc (tiểu són) và/hoặc tiểu nhiều lần và tiểu gấp, có thể xảy ra ở bệnh nhân bị hội chứng bàng quang tăng hoạt động.


4. Dược lực và dược động học

4.1. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc chống co thắt tiết niệu

Cơ chế tác dụng: Solifenacin là một chất đối kháng cạnh tranh thụ thể muscarinic. Bàng quang hoạt động được nhờ thần kinh phó giao cảm thuộc hệ cholinergic. Acetylcholin làm co cơ bàng quang thông qua các thụ thể muscarinic trong đó chủ yếu tham gia vào phân nhóm M3. Các nghiên cứu dược lý in vitro và in vivo chỉ ra rằng solifenacin là một chất ức chế cạnh tranh của thụ thể phụ thuộc loại muscarinic M3. Ngoài ra, solifenacin cho thấy là một chất đối kháng đặc hiệu với thụ thể muscarinic biểu thị bằng ái lực thấp hoặc không có ái lực với các thụ thể và kênh ion khác qua thử nghiệm.

4.2. Dược động học

Hấp thu

Sinh khả dụng tuyệt đối là khoảng 90%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 3–8 giờ sau khi dùng thuốc.

Phân bố

Phân bố nhiều đến các mô bên ngoài thần kinh trung ương. Phân phối vào sữa ở chuột, không biết có được phân phối vào sữa mẹ hay không. Thể tích phân phối của solifenacin sau khi tiêm tĩnh mạch là khoảng 600L. Liên kết protein huyết tương khoảng 98%

Chuyển hóa

Chuyển hóa nhiều ở gan, chủ yếu qua CYP3A4.

Thải trừ

Bài tiết qua nước tiểu (khoảng 69%) và qua phân (khoảng 23%), thuốc không thay đổi chiếm <15% hoạt độ phóng xạ thu hồi. Thời gian bán thải 45–68 giờ.


5. Lâm sàng

5.1. Liều dùng

  • Liều thông thường: Liều khởi đầu là 5 mg x 1 lần/ngày. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng lên 10 mg x 1 lần/ngày. 
  • Người suy gan: Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ. Bệnh nhân suy gan trung bình (Child-Pugh loại B): Liều tối đa 5 mg/ngày. 
  • Người suy thận: chỉ chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nặng (Clcr < 30 mL/phút), liều tối đa 5 mg/ngày.

5.2. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với solifenacin
  • Bệnh nhân bị bí tiểu, tình trạng dạ dày – ruột nghiêm trọng (bao gồm chứng to đại tràng nhiễm độc), bệnh nhược cơ hoặc bệnh tăng nhãn áp góc hẹp và ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc các tình trạng này. 

5.3. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp: 

  • Người bệnh bị tắc nghẽn đường ra bàng quang có ý nghĩa lâm sàng có nguy cơ bí tiểu. 
  • Rối loạn tắc nghẽn đường tiêu hóa. 
  • Nguy cơ giảm nhu động đường tiêu hóa. 
  • Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 30 ml/phút), và liều không được vượt quá 5 mg cho những bệnh nhân này. 
  • Suy gan trung bình (điểm Child Pugh từ 7 đến 9), và liều không được vượt quá 5 mg cho những bệnh nhân này. 
  • Sử dụng đồng thời chất ức chế CYP3A4 mạnh, ví dụ ketoconazol. 
  • Thoát vị khe thực quản/trào ngược dạ dày thực quản và/hoặc những người đang dùng đồng thời các sản phẩm thuốc (chẳng hạn như bisphosphonates) có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm thực quản. 
  • Bệnh lý thần kinh tự động. 
  • QT kéo dài và xoắn đỉnh đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như hội chứng QT dài và hạ kali máu đã có từ trước.

5.4. Tác dụng không mong muốn

Việc đánh giá các phản ứng có hại dựa trên định nghĩa tần suất sau: 

  • (1) Rất phổ biến: ≥1/10; 
  • (2) Phổ biến: ≥1/100 đến <1/10; 
  • (3) Không phổ biến: ≥1/1.000 đến <1/100; 
  • (4) Hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000; 
  • (5) Rất hiếm: <1/10.000; 
  • (6) Không rõ: không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn
Hệ cơ quanTDKMM(1)(2)(3)(4)(5)(6)
ChungMệt mỏi X    
Hệ miễn dịchPhản ứng quá mẫn    X 
Hệ thần kinhChóng mặt X    
Nhức đầu   X  
Tâm thầnTrầm cảm X    
Chuyển hóaGiảm cảm giác thèm ăn, tăng kali máu    X 
MắtNhìn mờ, khô mắt X    
Tăng nhãn áp    X 
TimĐau tức ngực  X   
Kéo dài khoảng QT, rung nhĩ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực     X
Mạch máuPhù chi dưới, tăng huyết áp X    
Nóng bừng mặt  X   
Hệ hô hấp, lồng ngực và trung thấtViêm họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản X    
Khô mũi  X   
Hệ tiêu hóaKhô miệng, táo bónX     
Buồn nôn, khó tiêu, đau bụng trên, nôn mửa X    
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khô họng, đầy hơi, khát nước  X   
Tắc ruột   X  
Da và mô dưới daDa khô  X   
Ngứa, phát ban   X  
Ban đỏ đa dạng, mày đay, phù mạch, viêm da tróc vảy    X 
Cơ, xươngĐau khớp, đau lưng X    
Đau cổ  X   
Thận và tiết niệuNhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu  X    
Viêm bàng quang, đau bàng quang, tiểu gấp  X   
Suy thận    X 
Nhiễm trùng và nhiễm độcCúm X    

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5.5. Khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú

Thai kỳ

Không có dữ liệu lâm sàng nào từ những phụ nữ có thai trong khi dùng solifenacin. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra những tác động có hại trực tiếp đến khả năng sinh sản, sự phát triển phôi thai/bào thai hoặc sinh sản, những nguy cơ tiềm ẩn cho con người là không xác định. Cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ có thai.

Cho con bú

Không có dữ liệu về sự bài tiết của solifenacin trong sữa mẹ. Ở chuột, solifenacin và/hoặc các chất chuyển hóa của nó được bài tiết qua sữa, và gây ra tình trạng không phát triển phụ thuộc vào liều lượng ở chuột sơ sinh. Do đó, nên tránh sử dụng solifenacin trong thời kỳ cho con bú.

5.6. Tương tác thuốc

  • Dùng đồng thời với các thuốc khác có đặc tính kháng cholinergic có thể dẫn đến tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn rõ rệt hơn. Nên có một khoảng cách khoảng 1 tuần sau khi ngừng điều trị bằng Solifenacin, trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng cholinergic khác. Tác dụng điều trị của solifenacin có thể bị giảm khi dùng đồng thời với chất chủ vận thụ thể cholinergic. 
  • Solifenacin có thể làm giảm tác dụng của các thuốc kích thích nhu động của đường dạ dày – ruột, như metoclopramid và cisaprid.
  • Solifenacin được chuyển hóa bởi CYP3A4. Sử dụng đồng thời ketoconazol (200 mg/ngày), một chất ức chế CYP3A4 mạnh, làm tăng gấp hai lần AUC của solifenacin, trong khi ketoconazole với liều 400 mg/ngày làm tăng gấp ba lần AUC của solifenacin. Do đó, nên hạn chế liều tối đa của solifenacin ở mức 5 mg, khi được sử dụng đồng thời với ketoconazol hoặc liều điều trị của các chất ức chế CYP3A4 mạnh khác (ví dụ như ritonavir, nelfinavir, itraconazol). Chống chỉ định điều trị đồng thời solifenacin và một chất ức chế CYP3A4 mạnh ở bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan trung bình. 
  • Vì solifenacin được chuyển hóa bởi CYP3A4, các tương tác dược động học có thể xảy ra với các chất nền CYP3A4 khác có ái lực cao hơn (ví dụ verapamil, diltiazem) và các chất cảm ứng CYP3A4 (ví dụ như rifampicin, phenytoin, carbamazepin).

5.7. Quá liều

Các triệu chứng

Quá liều lượng với Solifenacin succinat có thể dẫn đến tác dụng kháng cholinergic nghiêm trọng. Liều cao nhất của solifenacin vô tình tiêm cho một bệnh nhân là 280 mg trong khoảng thời gian 5 giờ, dẫn đến thay đổi trạng thái tâm thần mà không cần nhập viện.

Xử trí 

Trong trường hợp quá liều với solifenacin, bệnh nhân nên được điều trị bằng than hoạt tính. Rửa dạ dày được thực hiện trong vòng 1 giờ, nhưng không được gây nôn. 

Điều trị triệu chứng: 

  • Tác dụng kháng cholinergic trung ương nghiêm trọng như ảo giác hoặc kích động rõ rệt: Điều trị bằng physostigmin hoặc carbachol. 
  • Co giật hoặc kích động rõ rệt: Điều trị bằng các thuốc benzodiazepin. 
  • Suy hô hấp: Điều trị bằng hô hấp nhân tạo. 
  • Nhịp tim nhanh: Điều trị bằng thuốc chẹn beta. 
  • Bí tiểu: Điều trị bằng đặt ống thông tiểu. 
  • Giãn đồng tử: Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt pilocarpine và/hoặc đặt bệnh nhân trong phòng tối.

Đang xem: Viên nén Solifenacin succinat - Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng